Mảnh
đất lịch sử mà đoàn muốn hướng về đó là Tỉnh Quảng trị - một mảnh đất để lại
nhiều chiến tích lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam ta. Đoàn đã xuất phát vào lúc
23h ngày 15/12 và tới đi tới Tỉnh Quảng Trị vào lúc 6h sáng, tại đây đoàn đã đi
dâng hương, dâng hoa cũng như tham quan một số địa danh. Dù thời tiết vào lúc
đoàn đi tham quan mưa rất to nhưng tất cả mọi người ai cũng háo hức.
Các địa
điểm đoàn đã đến tham quan và dâng hương
Thành cổ Quảng Trị là một Di tích quốc gia đặc
biệt của Việt Nam
Tại đây, đoàn đã được hướng dẫn viên
giới thiệu tổng quan về thành cổ và thuyết minh về trận chiến lịch sử 81 ngày
đêm, theo lời anh hướng dẫn viên,Thành Cổ Quảng Trị một tòa thành nằm bên
dòng sông Thạch Hãn, được biết đến qua cuộc chiến 81 ngày đêm giữ thành đầy khốc liệt trong lịch
sử dân tộc. Ngày nay Thành Cổ là một điểm tham quan gây nhiều xúc động, đây được
coi là nghĩa trang không nấm mồ, là ngôi mộ chung của những người lính Thành Cổ
đã ngã xuống vì quê hương vì sự hòa bình thống nhất đất nước.
Trong
cuộc chiến 81 ngày đêm năm 1972 để chiếm lại thành cổ Quảng Trị 16ha và cả thị
xã Quảng Trị hơn 3km2, Mỹ đã ném xuống đây 328 ngàn tấn bom. Báo chí phương Tây
thời đó bình luận tương đương sức công phá của 7 quả bom nguyên tử Mỹ đã ném xuống
Hiroxima Nhật Bản năm 1945. Do vậy 81 ngày đêm ấy toàn bộ thị xã và tòa thành cổ
này bị san bằng. Cũng trong 81 ngày đêm đó, hàng ngàn chiến sĩ đã hy sinh tại đây chưa lấy
được hài cốt vì khói lửa bom đạn quá nhiều, xương máu các anh đã hòa quyện vào
gạch đá đổ nát. Chính vì vậy mà ngày nay tại trung tâm di tích người ta xây đài
tưởng niệm hình thành ngôi mộ chung cho hàng ngàn chiến sĩ đã ngã xuống trong
những ngày đêm khốc liệt này.
Do
hàng ngàn chiến sỹ ta cho đến hôm nay vẫn còn nằm dưới mảnh đất này, vì thế mà
các công trình dưới thời nhà Nguyễn sẽ không còn được phục dựng lại nữa. Thành
Cổ được xây dựng thành một công viên văn hoá, tưởng niệm và tri ân tôn vinh những
người đã vĩnh viễn nằm nơi lại đây.
Qua
lời thuyết minh của anh hướng dẫn viên, tất cả mọi người đều bùi ngùi, thương
xót, lại càng biết quý giá công lao hi sinh của các thế hệ đi trước.
Nghĩa trang Đường 9.
Nghĩa trang liệt sỹ đường 9 nằm bên cạnh đường quốc lộ 9, trên một vùng đồi
thuộc địa bàn phường 4, thị xã Ðông Hà; cách trung tâm thị xã gần 6km về phía
Tây. Nghĩa trang liệt sỹ đường 9 là nơi yên
nghĩ của hơn một vạn các anh hùng, liệt sỹ với đầy đủ của ba thứ quân: bộ đội
chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích và thanh niên xung phong đã từng
chiến đấu, phục vụ chiến đấu trên mặt trận đường 9 và ở đất bạn Lào trong suốt
cuộc kháng chiến chống Mỹ. Bộ đội chủ lực phần lớn là các sư đoàn 308, 304,
312, 968, 324, 320...
Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn
Nghĩa trang liệt sỹ Trường
Sơn tọa lạc trên khu đồi Bến Tắt, cạnh đường quốc lộ 15, thuộc địa phận xã Vĩnh
Trường, huyện Gio Linh. Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn là nơi quy tụ 10.333 phần mộ của các liệt
sỹ; có tổng diện tích 140.000m2; trong đó, diện tích đất mộ là
23.000m2, khu tượng đài 7.000m2, khu trồng cây xanh
60.000m2, khu hồ cảnh 35.000m2 và mạng đường ô tô rải
nhựa trong khuôn viên nghĩa trang 15.000m2. Phần đất mộ được phân
thành 10 khu vực chính.
Nghĩa
trang liệt sỹ Trường Sơn là nơi an nghỉ đời đời của các chiến sĩ đã hy sinh
trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh trong thời kì chống Mỹ cứu nước. Đây là một
công trình đền ơn đáp nghĩa đồ sộ nhất, quy mô nhất có tính nghệ thuật cao, thể
hiện lòng thương nhớ sâu sắc, niềm biết ơn và sự tôn vinh thầm kín của toàn Đảng,
toàn quân và toàn dân ta đối với những người con yêu quý trên mọi miền đất nước
đã không tiếc máu xương cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng và thống nhất đất nước.
Cầu Hiền Lương.
Cầu Hiền Lương bắc
qua sông Bến Hải, tại thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành,
huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam.
Cũng tại nơi đây, đã từng diễn ra những cuộc "chọi loa", "chọi cờ"
quyết liệt trong Chiến tranh Việt Nam. Thời kỳ đó, cầu Hiền Lương là ranh giới chia
cắt Việt Nam thành hai vùng tập kết quân sự với Quân đội Nhân dân Việt Nam ở phía Bắc, Quân đội Liên hiệp Pháp (bao gồm cả
Quân đội Quốc gia Việt Nam do Quốc gia Việt Nam vẫn nằm trong Liên hiệp Pháp)
từ năm 1954. Từ sau Hiệp định Genève 1954, vĩ tuyến 17 chạy dọc
theo sông Bến Hải trở thành ranh giới tạm thời chia cắt đất nước, chờ ngày tổng
tuyển cử vào 2 năm sau. Cầu Hiền Lương được Pháp xây dựng năm 1952 với chiều
dài 178 m, có 7 nhịp, trụ bằng bê tông cốt thép, thân cầu bằng thép, mặt cầu lát
ván gỗ thông.
Địa đảo Vĩnh Mốc.
Địa
đạo Vịnh Mốc thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, cách quốc lộ 1A 13km về
phía đông, cách Cửa Tùng 6km về phía bắc.
Địa đạo dài gần 2km gồm 3 tầng sâu dưới mặt đất. Nơi đây từng là pháo đài
thép của miền Bắc XHCN trong suốt 7 năm liền chống chiến tranh phá hoại của đế
quốc Mỹ. Địa đạo được thiết kế như một làng dưới mặt đất với 94 căn hộ gia
đình, có giếng nước ngọt đáp ứng sinh hoạt của người dân địa đạo, có hội trường
đủ sức chứa khoảng 60 người, bảng tin, nhà hộ sinh, nhà vệ sinh, phòng phẫu thuật,
bếp Hoàng Cầm. Đây là một chứng tích tiêu biểu về sự hy sinh chịu đựng và gan
góc chiến đấu vì độc lập, tự do của người dân Vịnh Mốc nói riêng và người dân
Việt Nam nói chung.
Đây
là hoạt động có ý nghĩa ,thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền
ơn đáp nghĩa”, “Ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc ta nói
chung và của Liên Chi Đoàn khoa Kinh Tế nói riêng. Và đây cũng
là dịp giáo dục cho sinh viên về sự hy sinh cao cả của các anh hùng liệt sĩ đã
không tiếc tuổi xuân và xương máu.
Hoạt
động diễn ra trong 1 ngày,
mặc dù thời tiết không được thuận lợi, mưa rất lớn,nhưng
đoàn đã thực hiện được nhiều công việc ý nghĩa cũng như tạo ra một không khí
vui tươi, phấn khởi và để lại nhiều cảm xúc đối với mỗi đoàn
viên tham gia.