Mọi thứ sẽ khác khi bạn bước chân vào giảng đường đại học,
thay vì thụ động - hãy là người chủ động để phát huy được năng lực và sở trường
của mình. Đừng lười học hỏi trong việc học tập cũng như những vấn đề liên quan
đến cuộc sống
1.
Phải luôn chủ động trong học tập
Thay vì xem trường đại học như là điểm đến
để tiếp tục học hành, học sinh nên tiếp cận nó như một công việc mới để học.
Học không chỉ kiến thức, mà còn rất nhiều kĩ năng khác. Biết được điều này có thể
giúp giảm bớt cú sốc văn hoá mà tất cả học sinh đều trải qua khi vào môi trường
đại học.
Sẽ
chẳng có bố mẹ, thầy cô đốc thúc hay nhắc nhở việc học của bạn hàng ngày, bạn
phải xác định rõ một điều: Mọi thứ sẽ khác khi bạn bước chân vào giảng đường
đại học, thay vì thụ động - hãy là người chủ động để phát huy được năng lực và
sở trường của mình. Đừng lười học hỏi trong việc học tập cũng như những vấn đề
liên quan đến cuộc sống. Đồng thời, hãy tận dụng hết các "tài nguyên"
có tại trường: thư viện, phòng thí nghiệm...
2.
Việc đến lớp không phải là sự lựa chọn: thích thì đến không thích thì nghỉ
Giảng đường đại học không quá bắt buộc phải
đến lớp đầy đủ như cấp 3, ở giảng đường đại học giảng viên cũng sẽ không thông
báo đến phụ huynh hôm nay bạn cúp học… Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn tự
cho phép mình được nghỉ học thoải mái.
Bạn
đã quyết định chọn đại học là điểm đến tiếp theo trên hành trình học tập dài
hơi của mình thì bạn nên hoàn thành nó một cách tốt nhất. Không đến lớp học
đồng nghĩa với việc bạn đã phung phí một số tiền lớn vào việc chi trả giáo dục.
Lớp học cũng không phải cái chợ để bạn lựa chọn những món mình thích và sẵn
sàng bỏ qua nếu không hứng thú.
Ngoài
ra, hiện nay các trường đại học thường có phần điểm chuyên cần, nếu nghỉ quá số
buổi quy định sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thành tích cuối kì của bạn. Điều này
thật sự không nên chút nào!
3.
Mỗi lớp học có ít nhất hai "giảng viên"
Không giống như trường trung học, giảng
viên không phải lúc nào cũng luôn luôn dạy những gì trong sách giáo khoa. Sách giáo khoa là một giáo viên bình đẳng. Và
bạn cần phải tham khảo nó trước khi đến lớp để tiếp thu bài giảng tốt hơn. Đối
với các chuyên ngành xã hội, giảng viên có thể sẽ lấy những nội dung nào đó
trong giáo trình để tạo nên những buổi thảo luận trong lớp hoc. Trong khi những
ngành toán học hay khoa học chúng ta có thể sử dụng giáo trình để củng cố các
công thức và khái niệm.
4.
Hãy nói lên suy nghĩ của bạn, đừng im lặng
Nếu bạn có một điều gì đó, hay ý tưởng cần
nói trong lớp, đừng ngại ngần nói lên. Đây là cơ hội để bạn bày tỏ ý kiến, quan
điểm của mình trong một môi trường trẻ, nơi bạn có thể thảo luận cởi mở về các
chủ đề thú vị với nhiều bạn bè của mình. Không chỉ thế, nếu tích cực tham gia
thảo luận trong lớp, giảng viên sẽ chú ý đến bạn hơn đó!
Các
giảng viên không chỉ muốn sinh viên nói trong các buổi thảo luận trong lớp. Bạn
có thể nói chuyện với giảng viên nếu gặp khó khăn về mặt học thuật, xã hội và
tài chính (các trường đại học đều có nguồn lực cho hầu hết các vấn đề mà một
sinh viên sẽ phải đối mặt). Bạn cũng có thể nói về các vấn đề an toàn trong
khuôn viên trường... Sinh viên nên nói chuyện bằng cách đi gặp các giảng viên
của mình, thậm chí chỉ để chào hỏi.
Hãy ghi nhớ tất cả các giảng viên đại học
đã từng là một sinh viên năm nhất, họ cũng đã từng trải những vấn đề, những cảm
xúc như bạn... Vậy nên, đừng ngại ngần lên tiếng khi cần nhận được sự giúp đỡ
từ họ.
Bộ môn kế toán sưu tầm