Sáng tạo khởi nghiệp
Khởi nghiệp đang trở
thành nhu cầu tất yếu của sinh viên khoa Kinh tế. Song khởi nghiệp không phải
là chuyện dễ dàng, hay có thể nói là cực kỳ khó khăn đối với các bạn trẻ khi
đang ngồi trên ghế nhà trường, bởi các bạn có quyết tâm cao, có tính sáng tạo,
nhưng lại thiếu kinh nghiệm, hay vốn đầu tư. Cô Nguyễn Thị Bích Thủy (Bí thư
Liên chi đoàn khoa) cho biết: “Nắm bắt được nhu cầu đó, Khoa kinh tế đã “vào cuộc”
trong việc giáo dục về khởi nghiệp cho sinh viên. Việc kết nối nguồn lực hỗ trợ
phong trào sinh viên khởi nghiệp là một trong những nội dung trọng tâm được xác
định hàng năm của Khoa Kinh tế”. Tinh thần khởi nghiệp được kiến tạo như một
hoạt động sáng tạo, trải nghiệm trong quá trình học tập, khơi dậy ý chí khát
khao lập thân lập nghiệp, làm giàu bằng sức lực, trí thức.
Đồng hành cùng hoạt
động này, năm học 2016-2017, Khoa Kinh tế đã tổ chức cuộc thi “Dự án, ý tưởng
khởi nghiệp trong sinh viên”, tạo sân chơi mới cho các bạn sinh viên với mục
tiêu trở thành “đặc sản” thường niên lý thú, đầy sắc màu của sinh viên kinh tế.
Liên chi đoàn khoa phối hợp với các tổ bộ môn, quản lý sinh viên đã tuyên
truyền ý nghĩa của cuộc thi và hướng dẫn cách thực hiện ý tưởng khởi nghiệp đến
từng sinh viên. Với làn sóng lan tỏa mạnh mẽ, Liên chi đoàn khoa nhận được hơn
20 dự án khởi nghiệp từ các bạn sinh viên đang theo học cũng như các sinh viên
đã tốt nghiệp.
Sinh viên Khoa Kinh tế trong Cuộc thi Rung
chuông vàng.Ảnh: P.V
Ngoài ra, khoa còn thành lập tổ tư vấn
là các thầy cô chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Kinh tế đầu tư hướng dẫn, giải
đáp thắc mắc, tư vấn cách thức lập kế hoạch và thiết kế ý tưởng kinh doanh một
cách hoàn hảo. Tại cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo” của Tỉnh đoàn Nghệ
An tổ chức năm 2017, các nhóm sinh viên đến từ chuyên ngành Kinh tế đầu tư đã
có tới 5/8 dự án khởi nghiệp lọt vào vòng chung kết.
Có thể khẳng định, những chương trình
khởi nghiệp đang vận hành của khoa, góp phần tạo nên hệ sinh thái khởi nghiệp,
giúp các bạn sinh viên hiện thực hóa những “đứa con dự án” của mình. Bạn Trần
Thị Thúy Hằng (cựu sinh viên khoa Kinh tế), cùng với các cộng sự đang thành
công với dự án “Kinh doanh đặc sản xứ Nghệ” chia sẻ: “Bằng cách thử sức, “cọ
xát” với nhiều cuộc thi do khoa tổ chức, sinh viên có thêm kinh nghiệm thực tế
và năng động, sáng tạo hơn, trở thành những người trẻ có tinh thần khởi nghiệp.
Ngoài ra, những hoạt động đã góp phần phát triển những kỹ năng mềm cần thiết
cho sinh viên khoa kinh tế như: kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm,
tổ chức sự kiện, lãnh đạo, lập đề án kinh doanh”.
Song song với những cuộc thi, diễn đàn
giao lưu, không gian sáng tạo cởi mở, thân thiện, sinh viên có thể đi theo con
đường khởi nghiệp chung nhưng nếu muốn khởi nghiệp sáng tạo thì đòi hỏi thêm
nhiều tố chất khác, đặc biệt là năng lực nghiên cứu. Hàng năm, sinh viên khoa
tích cực tham gia NCKH. Cô Nguyễn Thị Bích Thủy - Bí thư Liên chi đoàn khoa
chia sẻ: “Để tạo tiền đề chuyên môn tốt cho sinh viên, trong hoạt động NCKH
luôn có sự đồng hành, hỗ trợ của các thầy cô giáo bộ môn. Từ đó, giúp các em
phát huy hết khả năng, trí tuệ, phát hiện ra nhiều đề tài hấp dẫn, có tính ứng
dụng cao”.
“Thắp
lửa” phong trào
Bên cạnh việc học tập, chương trình sinh
viên tình nguyện là hoạt động rõ nét trong phong trào sinh viên của khoa, thu
hút đông đảo đoàn viên sinh viên tham gia và trở thành nhu cầu không thể thiếu
trong nhiều năm qua. Liên chi đoàn khoa thành lập được đội sinh viên tình
nguyện, với tinh thần xung kích, lực lượng nòng cốt này luôn sẵn sàng đi bất cứ
đâu, làm bất cứ việc gì, tạo không khí thi đua sôi nổi.
Các hoạt động như “Mùa hè tình nguyện”,
“Mùa đông ấm”, hoạt động xã hội tại Trung tâm thương binh Nghệ An và làng trẻ
em Lâm Bích (xã Đoài, Nghi Lộc) chính là những môi trường ý nghĩa, lành mạnh,
không chỉ thu hút ngày càng đông sinh viên tham gia, hình thức ngày càng phong
phú, mà còn là những dấu ấn về những công trình gắn với phong trào tình nguyện.
Các câu lạc bộ, hội, nhóm của khoa cũng
đã có nhiều đóng góp tích cực cho phong trào của trường, của tỉnh. Cụ thể như
CLB Hoa Chăm pa định kỳ 3 buổi/tuần tổ chức dạy tiếng Việt, tiếng Anh cho sinh
viên Lào nhằm giúp các bạn nâng cao ý thức học ngoại ngữ, trau dồi tiếng Việt;
đồng thời hỗ trợ phụ đạo các môn chuyên ngành cho các sinh viên Lào. Không chỉ
vậy, đội sinh viên tình nguyện của khoa còn tham gia vào đội tình nguyện của
Tỉnh đoàn sang các tỉnh của nước bạn Lào, có chung đường biên giới với Nghệ An
để dạy học, tham gia các hoạt động xã hội như xây nhà, sửa chữa điện, đường cho
người dân nước bạn.
Phong trào tình nguyện “Mùa đông ấm”
được khoa tổ chức tập trung tại các huyện miền núi khó khăn như Tương Dương, Kỳ
Sơn, Quế Phong. Cùng với đó, phát huy thế mạnh của sinh viên kinh tế, vừa tạo
môi trường làm quen với kinh doanh, vừa gây quỹ hoạt động xã hội, đội tình
nguyện của khoa còn thành lập “Tiệm giặt yêu thương”.
Cô Nguyễn Thị Bích Thủy (Bí thư Liên chi
đoàn Khoa) khẳng định: “Có thể nói, thông qua các hoạt động tình nguyện, sinh
viên đã phát huy tài năng, sức sáng tạo của tuổi trẻ, khẳng định vai trò vì
cuộc sống xã hội, đồng thời có cơ hội rèn luyện và trưởng thành từ thực tiễn”.
Qua những hoạt động này, phát hiện ra những nhân tố điển hình, đoàn viên sinh
viên xuất sắc để bồi dưỡng, kết nạp vào hàng ngũ của Đảng. Nhiệm kỳ 2015-2017,
Liên chi đoàn Khoa Kinh tế đã giới thiệu cho đảng bộ Khoa kết nạp 81 đoàn viên
ưu tú, bổ sung đội ngũ đảng viên trẻ “vừa hồng, vừa chuyên”.
Liên chi đoàn Khoa kinh tế thường xuyên
được các cấp Đoàn, Hội trao tặng bằng khen như: Bằng khen “Vì sự đóng góp tích
cực trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên” của Trung ương Đoàn TNCS Việt
Nam các năm 2012 đến nay, Bằng khen của Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam trong
công tác Hội và phong trào sinh viên; Giấy khen của Tỉnh đoàn “Vì thành tích
xuất sắc trong việc thực hiện hai phong trào: “5 xung kích” phát triển kinh tế
xã hội và bảo vệ tổ quốc”, và “4 đồng hành” với thanh niên lập thân lập
nghiệp”; Giấy khen các cấp trong phong trào chiến dịch tình nguyện…
Mỹ Nga