Có thể khi ở đại học, bạn
nghĩ bảng điểm là tất cả. Tuy nhiên, khi nói chuyện với các nhà tuyển dụng thì
bảng điểm không phải là điều quan trọng nhất họ muốn nhìn thấy ở bạn.
*
Những kỹ năng cần thiết cho sinh viên
- Cách quản lý thời
gian
Các nhà tuyển dụng tin
rằng, việc biết cách quản lý thời gian là một trong những điều quan
trọng hơn bảng điểm của bạn. Thậm chí nếu bạn có điểm trung bình cao, nhưng
cũng sẽ không ai muốn làm việc với bạn, nếu bạn không thể quản lý thời gian của
chính mình. Các nhà tuyển dụng muốn bạn xử lý một số dự án cùng một lúc và thường
có thời hạn nghiêm ngặt. Nếu bạn không thể quản lý thời gian và hoàn thành đúng
hạn, bạn sẽ không thể tiếp tục thực hiện công việc trong thời gian dài, ngay cả
khi bạn đã có số điểm 4.0 trong khi học đại học.
- Kỹ năng làm việc
Kinh nghiệm làm việc là
rất quan trọng trong các nhà tuyển dụng, vì họ yêu cầu rằng bạn phải hiểu biết
công việc bạn muốn xin vào làm. Bạn có thể học được rất nhiều lý thuyết ở trường.
Tuy nhiên, 80% kỹ năng làm việc của bạn lại được cóp nhặt từ thực tế chứ không
phải lý thuyết trong trường đại học.
- Các câu lạc bộ và hoạt
động tình nguyện
Việc tham gia vào các
câu lạc bộ và hoạt động tình nguyện cho thấy bạn sẵn sàng cải thiện bản thân và
thế giới xung quanh. Hoạt động tình nguyện cho thấy rằng bạn có nhân cách tốt
và bạn sẵn sàng để làm cho thế giới tốt đẹp hơn. Các câu lạc bộ kỹ
năng mềm cho
thấy rằng bạn muốn tham gia và bạn muốn tìm hiểu những gì mà một lớp học không
thể dạy cho bạn. Một người có thể nhận được điểm A trong tất cả các lớp học của
họ, nhưng đó không là tất cả những gì nhà tuyển dụng cần
- Kỹ năng viết
Kỹ năng viết là một phần
công việc rất lớn trong thế giới thực. Rất nhiều người có điểm trung bình cao
ngất ngưỡng, nhưng họ không thể viết email cơ bản hoặc không thể viết một sơ yếu
lý lịch hoàn chỉnh. Nếu các nhà tuyển dụng nhận thấy bạn không đạt yêu cầu về kỹ
năng viết và tư duy, họ sẽ không quan tâm đến việc bạn đã làm như thế nào để có
bảng điểm cao đến vậy.
- Kỹ năng nói trước
công chúng
Giáo viên đã đúng khi
nói rằng, kỹ năng nói
trước công chúng sẽ đưa bạn đến gần với thế giới
doanh nghiệp. Nói trước công chúng là một cách để bạn thể hiện chính mình và nếu
bạn không thể nói tốt trước một nhóm người, các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn
là người không có thể giữ sự chú ý của nhóm khi đưa ra một bài thuyết trình, hoặc
thậm chí chỉ đơn giản là nói chuyện với một khách hàng. Với hầu hết các nhóm
công việc hiện đại, thì bất cứ khi nào chúng ta mong muốn trình bày kế hoạch,
nói chuyện trước đám đông, kỹ năng thuyết trình cũng là một kỹ năng mấu
chốt cần có. Thuyết trình không còn là “trình bày, thuyết minh”, mà đã trở
thành một nghệ thuật được sử dụng trong việc thu phục nhân tâm, tạo động lực
cho những người xung quanh.
- Mạng lưới mối quan hệ
của bạn
Giao tiếp với tất cả mọi người trong gia đình của bạn, hay những
bạn bè của bạn là một kỹ năng sống giúp bạn kết nối và duy trì các mối quan hệ.
Bạn có khả năng xin danh thiếp từ những người khác nhau hay viết email cho tất
cả mọi người bạn biết không? Bạn sẽ nhận thấy công việc hiện tại của mình tốt
hơn rất nhiều nếu biết cách duy trì các mối quan hệ. Bạn có thể có điểm trung
bình tốt nhưng bạn sẽ không được tuyển dụng nếu không biết cách nói chuyện với
bất cứ một ai.
- Cách bạn thể hiện
chính mình
Làm thế nào để thể hiện
rằng bạn là người có khả năng và là người mà đơn vị tuyển dụng đang tìm kiếm. Bạn
có thể là người thông minh nhất trên trái đất, nhưng sẽ chẳng ai quan tâm nếu bạn
không thể hiện bản thân một cách đúng đắn. Tôn trọng người nghe, nói tốt và
hành động một cách thích hợp và bạn sẽ có những thành tích đáng kể trong công
việc của mình.
*
Những tiêu chuẩn mà nhà tuyển dụng nào cũng mong muốn ở sinh viên vừa tốt nghiệp
Dưới đây là 5 tiêu chuẩn
quan trọng mà các nhà tuyển dụng đều muốn ở các sinh viên mới ra trường. Bạn có
thể rèn luyện những kỹ năng này ngay từ bây giờ để tăng giá trị của mình khi
đi phỏng vấn xin việc.
- Kinh nghiệm có liên
quan
23% nhà tuyển dụng nói
rằng khả năng và kinh nghiệm của các ứng viên có liên quan đến công việc là yếu
tố quan trọng nhất đối với quyết định tuyển dụng của họ. 63% trong số họ xem những
kinh nghiệm mà các sinh viên có được qua các hoạt động tình nguyện, các buổi thực
hành ở trường và qua những việc làm part – time như là những kinh nghiệm liên
quan rất có giá trị. Tuy nhiên, rất nhiều sinh viên mới ra trường lại không
quan tâm đến điều đó.
- Phù hợp với môi trường
văn hoá của công ty
Trên hồ sơ, bạn có thể
là một ứng viên sáng giá nhưng điều đó không có nghĩa là bạn đã phù hợp với vị
trí công việc này. Theo nghiên cứu, 21% số nhà tuyển dụng cho rằng điểm mà họ
muốn nhìn nhận nhiều nhất ở một ứng viên đó là khả năng phù hợp và thích nghi với
môi trường văn hoá của công ty. Vì vậy, khi đi phỏng vấn, bạn thường gặp câu hỏi
"Tại sao anh (chị) lại cảm thấy mình phù hợp với công việc này?" Nếu
bạn nghĩ rằng câu hỏi đó thật ngớ ngẩn mà phớt lờ nó đi thì quả là sai lầm. Nhớ
rằng, nhà tuyển dụng thường dò hỏi và đánh giá khả năng nổi trội của bạn qua một
số câu hỏi tưởng như không quan trọng và không có gì liên quan đến công việc của
bạn như kiểu "Quyển sách bạn đọc gần đây nhất tên là gì?"
- Kiến thức nền
19% các nhà tuyển dụng
nhấn mạnh đến kiến thức nền tảng mà các sinh viên tích luỹ được trong quá trình
đào tạo ở trường đại học, từ các cơ quan, tổ chức họ đã từng tham gia, các chứng
chỉ, bằng cấp đã nhận… và tất nhiên chúng phải liên quan đến vị trí mà ứng viên
xin tuyển.
- Tham vọng và lòng nhiệt
tình
Tham vọng tìm kiếm một
công việc luôn là một trong những yếu tố hàng đầu mà nhà tuyển dụng mong muốn ở
các ứng viên. Bởi theo họ, chính những tham vọng nghề nghiệp là lý do quan trọng
để nhân viên của họ trở thành một người cống hiến hết mình cho công việc. Vì vậy,
khi đi phỏng vấn, nếu được hỏi "Tại sao bạn lại muốn làm việc ở công ty
chúng tôi?" thì trong câu trả lời, bạn nên chú trọng vào những điểm mạnh của
công ty và những thách thức ở vị trí đó chứ không nên tỏ thái độ "được thì
được mà không được thì thôi" đối với công việc này.
- Sự chuẩn bị
8% trong số 1000 nhà
tuyển dụng nói rằng họ sẽ đánh giá cao những người đặt ra các câu hỏi cho họ hoặc
đem đến những thông tin, đưa ra những ý tưởng để đóng góp cho sự thành công của
công ty. Vì thế, hãy tìm hiểu thật kỹ các thông tin và chuẩn bị chu đáo trước
khi đi phỏng vấn xin việc.
Kết
luận
Là một sinh viên mới ra
trường, chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, các bạn cần đầu tư vào kỹ năng mềm
để ghi điểm với nhà tuyển dụng. Hãy thể hiện mình sẽ là một nhân viên chuyên
nghiệp, có thể đào tạo được. Và đừng quên PR cho bản thân mình bằng cách trình
bày những kỹ năng ấy phù hợp với vị trí tuyển dụng như thế nào, chắc chắn
bạn sẽ ghi điểm cao trong mắt nhà tuyển dụng.