1. Ngành
công nghiệp hỗ trợ cần phải được hiểu như thế nào?
Công
nghiệp hỗ trợ là một thuật ngữ mới và hiện đang rất “nóng” ở Việt Nam, nó được
xem là ngành công nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phần
chính. Ngành công nghiệp hỗ trợ rất đa dạng bao gồm cả gia công cơ khí, chế tạo
khuôn đúc, rèn, nhiệt luyện, xử lý bề mặt; sản xuất những linh kiện, phụ liệu,
phụ tùng, sản phẩm bao bì, nguyên liệu để sơn, nhuộm…bao gồm cả những sản phẩm
trung gian, những nguyên liệu sơ chế. Như vậy, ngành công nghiệp hỗ trợ là một
cơ sở hoạt động công nghiệp với nhiều chức năng để phục vụ một số lượng lớn
ngành lắp ráp, chứ không nên coi nó đơn giản chỉ là ngành thu nhập ngẫu nhiên
những linh kiện sản xuất không liên quan. Sản phẩm ngành công nghiệp hỗ trợ thường
được sản xuất với quy mô nhỏ, thực hiện bởi các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2. Vai
trò quan trọng của ngành công nghiệp hỗ trợ
Theo nhận định chung, Việt Nam “sẽ không có một nền công
nghiệp phát triển nếu như ngành công nghiệp hỗ trợ cứ tiếp tục “lẹt đẹt”
như hiện nay”. Với một xuất pháp điểm thấp
như Việt Nam thì phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ là điều không thể chần chừ.
Ngành công nghiệp hỗ trợ là nền tảng của các ngành công nghiệp trọng yếu, phát
triển ngành này sẽ góp phần nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, nâng cao năng lực cạnh
tranh cho các ngành công nghiệp trọng yếu. Đồng thời, đây cũng là một giải pháp
trong chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam năm 2020 nhằm thu hút vốn đầu
tư nước ngoài [1].
Ngành
CNHT tạo nhiều công ăn việc làm, thu hút lao động dư thừa, rất phù hợp với điều
kiện Việt Nam.
CNHT đóng vai trò quan trọng trong việc cạnh tranh của sản
phẩm công việc chính, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa theo hướng mở rộng và
chuyên sâu. CNHT phát triển sẽ kéo theo các công ty lắp ráp và sản xuất thành
phẩm cuối cùng thoát khỏi cảnh phụ thuộc vào nhập khẩu. Giá nhập khẩu những sản
phẩm đó có thể rẻ nhưng phí tổn chuyên chở bảo hiểm sẽ đẩy chi phí đầu vào tăng
cao. Ngoài ra, còn chưa kể đến rủi ro về tiến độ, thời gian nhập hàng nhập khẩu.
CNHT có vai trò đặc biệt trong việc thu hút vốn đầu tư nước
ngoài FDI, nhất là FDI trong ngành sản xuất các loại máy móc. Một thực tế cho
thấy, tỷ lệ chi phí về công nghiệp hỗ trợ cao hơn nhiều so với chi phí lao động
trong giá thành sản phẩm, nên một nước dù có ưu thế về lao động nhưng công nghiệp
hỗ trợ không phát triển cũng làm cho môi trường đầu tư kém hấp dẫn.
3. Thực
trạng ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam
Theo các chuyên gia
kinh tế, ngành CNHT ở Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn sơ khai và còn yếu kém, chưa
đáp ứng được yêu cầu của ngành công nghiệp chế tạo, lắp ráp, đặc biệt là cung cấp
cho các Doanh nghiệp, các tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài. Hơn nữa, số lượng
Doanh nghiệp chuyên về CNHT còn ít, trình độ công nghệ chỉ ở mức trung bình, thậm
chỉ còn có thể nói là thấp và lạc hậu so với khu vực và nhiều quốc gia trên thế
giới. Ngành CNHT đã và đang là một vấn đề rất đáng lo ngại cho sự phát triển ổn
định, bền vững nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng.
Nền kinh tế phát triển,
quá trình đầu tư cho sản xuất kinh doanh ngày càng tăng, đặc biệt là FDI hiện
nay đang đổ mạnh vào Việt Nam. Quá trình đầu tư này không những cần thiết bị,
máy móc hiện đại mà còn đòi hỏi nguyên liệu, các chi tiết, các phụ kiện cung ứng
cho việc chế tạo ra sản phẩm của các Doanh nghiệp đó ngày càng lớn. Hiện nay,
ngoài trừ ngành sản xuất xe máy được coi là ngành có CNHT cao nhất với tỷ lệ nội
địa hóa gần 80%, còn những ngành còn lại sản phẩm hỗ trợ lại rất nghèo nàn khiến
cho các Doanh nghiệp đầu tư vào rất khó tìm được đối tác hỗ trợ có hiệu quả thiết
thực. Tiêu biểu đó là ngành dệt may – ngành đạt kim ngạch vượt 15,6 tỷ USD năm
2011, đạt tốc độ tăng trưởng trên 38%, mức cao nhất trong 5 năm qua và là mặt
hàng xuất khẩu nhiều nhất của Việt Nam; nhưng không có ngành CNHT thích đáng
nên đã phải nhập tới 80% tỷ lệ nguyên liệu, phụ liệu sản xuất. Ngành sản xuất ô
tô đang là ngành có nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn, nhưng tỷ lệ nội địa hóa chỉ
đạt 3-7% giá thành, cung cấp được vài loại sản phẩm đơn giản, giá trị thấp như
ghế ngồi, khung xe, một số chi tiết phụ bằng nhựa, kim loại…Ngành công nghiệp
điện tử, được coi là ngành xương sống của ngành công nghiệp Việt Nam, cũng chỉ
có tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm 20%, chủ yếu là bao bì, linh kiện nhựa; trong khi
đó chất lượng sản phẩm của ngành này còn yếu và không ổn định. Các ngành khác
như: ngành nhựa, cơ khí, sản xuất bao bì, sản xuất nguyên vật liệu…cũng phải nhập
nguyên liệu phụ.
Gần đây chi phí cho giá
thành nguyên vật liệu trên thế giới tăng vọt nên các Doanh nghiệp FDI đều mong
muốn đều mong muốn tăng tỷ lệ nội địa hóa để giảm chi phí và tăng khả năng cạnh
tranh về giá. Theo điều tra của tổ chức thương mại Nhật Bản (Jetro)[7]
thì có tới 72% các nhà sản xuất nước ngoài đầu tư vào Việt Nam nói rằng họ có kế
hoạch tăng tỷ lệ nội địa hóa nguyên, phụ liệu, linh kiện. Tỷ lệ nội địa hóa của
các nhà sản xuất Nhật Bản vào Việt Nam mới đạt 22,6% về giá trị, thấp hơn nhiều
so với các nước ASEAN, Thái Lan đạt 50%, Malaysia 45%, Indonexia 39%. Điều tra
này cũng chỉ rõ rằng chất lượng sản phẩm của các Doanh nghiệp Việt Nam cung ứng
chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, có quá ít Doanh nghiệp làm công nghiệp hỗ trợ.
Nếu có thì cũng chỉ là tham gia ở khâu đóng gói, bao bì, còn khâu cung ứng
linh, phụ kiện cho việc sản xuất không có mấy. Thường các Doanh nghiệp phải nhập
từ nước thứ 3 như Thái Lan, Hàn quốc, Trung quốc; như vậy chắc chắn giá thành sản
phẩm phải bị đẩy lên cao hơn so với chính các Doanh nghiệp Việt Nam trực tiếp
cung cấp nguyên, phụ kiện. Một Doanh nghiệp Hàn quốc cũng cho biết họ đã phải đến
thăm khoảng 100 Doanh nghiệp Việt Nam mới tìm được một nhà cung ứng linh kiện
phù hợp. Công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam chưa phát triển còn do các nhà sản xuất
và lắp ráp nước ngoài thiếu thông tin về các công ty cung cấp linh kiện. Thông
tin từ các danh bạ, Doanh nghiệp rất hạn chế, quá bao quát, không tập trung vào
một lĩnh vực cụ thể, những thông tin này chưa đủ để các Doanh nghiệp rút ngắn
thời gian tìm kiếm đối tác cung ứng linh kiện tiềm năng.
Như vậy, CNHT ở Việt nam không chỉ đặt
ra yêu cầu cần phát triển về số lượng mà còn phải đảm bảo chất lượng cao, đủ sức
cạnh tranh trên trường quốc tế. Các Doanh nghiệp đầu tư ngày càng hiện đại thì
càng khắt khe với chất lượng, thông số kỹ thuật, nguồn gốc nguyên vật liệu. Đây
là thách thức rất lớn nhưng cũng là thời cơ để công nghiệp phụ trợ có điều kiện
phát triển mạnh, cung ứng nguyên, phụ liệu, linh kiện cho các Doanh nghiệp
trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp dịch vụ lớn.
4. Giải
pháp chủ yếu
Quyết định về chính
sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ số 12/2011/QĐ-TTg [3]
được coi là lời tuyên bố chính thức đầu tiên của Chính phủ Việt Nam về sự ủng hộ
dành cho ngành công nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên, quyết định này được đánh giá là
chưa đủ mạnh để thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ phát triển; bởi là quyết định nên
nó vẫn chịu ràng buộc của các văn bản pháp luật cao hơn hiện hành như Luật
Doanh nghiệp, các quy định của pháp luật về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ
và vừa, về công nghệ cao, về các chương trình xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu
tư…nên quyết định chưa phải là một chính sách mạnh mẽ, điều mà nhiều người mong
đợi là một văn bản pháp luật cao hơn, thì đến nay chưa thể có. Các ưu đãi trong
quyết định cũng không thể vượt qua được các văn bản pháp luật hiện hành. Mặc dù
vậy bằng việc thành lập Hội đồng thẩm định dự án cũng có thể áp dụng các ưu đãi
đặc biệt cho các dự án quan trọng của Chính phủ như vậy sẽ có hiệu lực và đi
vào cuộc sống. Hơn nữa, quyết định ban hành đúng thời điểm đang có xu hướng
chuyển dịch dòng đầu tư của các nước vào khu vực Đông Nam Á, trong đó Việt Nam
được cho là thị trường đang lên bằng sự “cộng hưởng” của bối cảnh như vậy, tính
khả thi của quyết định sẽ tăng lên. Chính vì vậy, giải pháp đưa ra cho ngành
công nghiệp hỗ trợ hiện nay đó là:
4.1. Xây dựng chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vừa
và nhỏ
Đây là một trong những giải pháp trọng tâm của chính sách
xây dựng CNHT. Theo kinh nghiệm của các quốc gia trong phát triển CNHT thì các
DNNVV chính là nguồn chính để hình thành các doanh nghiệp hỗ trợ và là khu vực
hấp thụ các chuyển giao công nghệ một cách tốt nhất. Tuy nhiên, khu vực này lại
rất khó để phát triển. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự yếu kém của
công nghiệp hỗ trợ hiện nay của Việt Nam là hệ thống các DNNVV còn yếu, cả về số
lượng lẫn năng lực sản xuất
Những cản trở chính của các DNNVV chủ yếu tập trung vào
các khó khăn về vốn, công nghệ, trình độ quản lý, năng lực nắm bắt thị trường
và khả năng đàm phán kinh doanh. Chính sách hỗ trợ DNNVV phải nhằm tháo gỡ các
khó khăn này và tạo điều kiện trong khởi sự kinh doanh, đồng thời, chính sách hỗ
trợ DNNVV cần được tính toán cụ thể để có ưu đãi rõ nét đối với các DNNVV trong
lĩnh vực sản xuất công nghiệp
Một số chính sách hỗ trợ các DNNVV có thể sử dụng [2]:
-
Hỗ trợ về vốn thông qua giảm và giãn thuế,
thuê đất, thời gian và thủ tục pháp lý;
-
Hỗ trợ về thông tin thị trường;
-
Hỗ trợ pháp lý và khả năng đàm phán kinh
doanh;
-
Hỗ trợ trong thiết lập quan hệ với các
doanh nghiệp lớn.
4.2. Hình thành các
trung tâm đào tạo và chuyển giao công nghệ có sự tham gia của các doanh nghiệp
lớn và các DNNVV
Một trong các cản trở lớn nhất của
các DNNVV vào hệ thống cung cấp của các doanh nghiệp lắp ráp là không tương
thích về công nghệ và chất lượng sản phẩm, do sự chênh lệch về trình độ công
nghệ và sự thiếu thông tin của hai bên trao đổi. Để giải quyết vấn đề này cần tập
trung vào hoạt động chuyển giao công nghệ sản xuất và quản lý giữa các doanh
nghiệp lớn và các DNNVV. Đặc điểm giải pháp này là hình thành một hệ thống hấp
thụ công nghệ liên tục dựa trên sự tự nguyện của các doanh nghiệp tham gia.
Cần hình thành các trung tâm đào tạo và chuyển giao công
nghệ trong một số ngành then chốt như chế toạn thiết bị cơ khí, dệt, nhuôm, da,
nhựa và cao su. Các trung tâm này sẽ được phối hợp của bốn bên:
-
Địa phương chịu trách nhiệm về chi phí đầu
tư ban đầu, thành lập trung tâm
-
Các trường đại học và viện nghiên cứu hỗ
trợ về mặt kỹ thuật, công nghệ.
-
Các doanh nghiệp lớn xây dựng chương
trình và các hoạt động chuyển giao công nghệ.
-
Các DNNVV là các đối tượng hấp thụ sự
chuyển giao công nghệ này.
Thông qua các hiệp hội
chuyên ngành để hỗ trợ vận hành của các trung tâm (Hội cơ khí, hiệp hội ô tô,…)
Mục tiêu hoạt động của trung tâm là để cho các doanh nghiệp lớn giới thiệu về
công nghệ và những yêu cầu mà họ cần, đồng thời các DNNVV tiếp cận với công nghệ
của các doanh nghiệp khách hàng tương lai.
4.3. Hỗ trợ phát triển
lĩnh vực cho thuê tài chính
Đây là giải pháp đi kèm với hỗ trợ
công nghệ và vốn cho các DNNVV. Việc cho thuê tài chính sẽ trở thành hoạt động
khá quan trọng trong CNHT vì nó cung cấp nguồn công cụ cho các hoạt động sản xuất
công nghiệp. Đặc biệt, trong điều kiện các DNNVV yếu về vốn và công nghệ, việc
hình thành các dịch vụ cho thuê tài chính sẽ giúp các doanh nghiệp này giảm bớt
rủi ro khi đầu tư cho công nghệ, giảm chi phí đầu tư ban đầu, tiếp cận được các
công nghệ hiện đại hơn và rút ngắn thời gian hấp thụ công nghệ.
Vì vậy, cần có chính sách cụ thể cho việc thúc đẩy các
doanh nghiệp cho thuê tài chính dựa trên sự phát triển nhanh chóng của hệ thống
ngân hàng thương mại và hạ tầng công nghệ thông tin.
4.4. Hỗ trợ phát triển
lĩnh vực đào tạo các ngành nghề theo mục tiêu
Để phát triển lĩnh vực công nghiệp
hỗ trợ cần có đội ngũ nhân lực – các công nhân có tay nghề trong lĩnh vực công
nghiệp mục tiêu và các chuyên viên trong các lĩnh vực đồi hỏi chuyên môn cao.
Những lĩnh vực cần thu hút lao động chất lượng cao sẽ gồm:
Chuyên gia về vận tải, bảo hiểm, chuyên gia về cho thuê tài chính, chuyên gia về
thiết kế kiểu dáng công nghiệp, chuyên gia về cơ khí, nhựa, hóa chất.
Tập trung phát triển các cơ sở và hoạt động đào tạo tay
nghề trong lĩnh vực ưu tiên như may mặc, lắp ráp cơ khí, xử lý kim loại, nhựa và
hóa chất. Để thực hiện chương trình này, cần phải:
-
Thực hiện việc kết hợp đào tạo trong các
trung tâm chuyển giao công nghệ
-
Xây dựng chính sách dành cho các doanh
nghiệp trong ngành khi đảm nhận thêm vai trò đào tạo tại chỗ
-
Hỗ trợ các trung tâm đào tạo mở các
ngành nghề đào tạo theo yêu cầu.
4.5. Phát triển năng lực
vận tải, giao nhận và dịch vụ thông tin liên lạc
Điểm hạn chế rất lớn đối với công nghiệp hỗ trợ ở Việt
Nam hiện nay là quy mô thị trường khá nhỏ và bị cắt khúc trong khi hệ thống
giao thông vận tải lại không phát triển đúng mức. Với đặc điểm này sẽ làm phát
sinh chi phí cao cho các hoạt động công nghiệp do không đạt được các lợi thế về
quy mô. Thêm vào đó, một số sản phẩm công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ muốn
phát triển phải thâm nhập vào các thị trường trong nước và quốc tế nên năng lực
vận tải và giao nhận, thông tin liên lạc cực kỳ quan trọng. Với việc gia tăng
năng lực vận tải và giao nhận, đặc biệt là giảm chi phí sẽ làm cho ngành có
thêm lợi thế để mở rộng thị trường. Hệ thống vận tải, giao nhận và thông tin
liên lạc còn đặc biệt quan trọng đối với công nghiệp hỗ trợ vì nó liên quan đến
chi phí và thời gian giao nhận hàng, hai trong số 3 nhân tố chủ yếu của kinh
doanh trong lĩnh vực cung cấp sản phẩm trung gian. Chính vì lý do đó, đây là giải
pháp hàng đầu và là khâu đột phá trong các giải pháp phát triển CNHT.
TÀI
LIỆU THAM KHẢO:
- Cổng
thông tin điện tử Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam http://chinhphu.vn/
- Thông
tư 10/2014/TT-BCT quy định thực hiện cơ chế, chính sách xúc tiến thương mại,
phát triển thị trường, phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ phát triển sản
phẩm quốc gia do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành ngày 12 tháng 03 năm
2014.
- Quyết
định 12/2011/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về chính sách phát
triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ ban hành ngày 22 tháng 02 năm 2011.
- Quyết định 34/2007/QĐ-BCN do
Bộ trưởng Bộ Công nghiệp phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ
đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020.
- Quyết định 1556/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Đề án “Trợ
giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ”
do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 17 tháng 10 năm 2012.
- Hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật http://vbqppl.mpi.gov.vn/Pages/default.aspx?lv=9a6bd0f7-0eff-4c6f-97d8-0735997ece80&list=document
- Tổ
chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản https://www.jetro.go.jp/vietnam/
Đoàn Thị Ngọc Hân
Khoa Kinh tế - Đại học
Vinh
Email:
doanngochantc@gmail.com