Cán bộ và sinh viên Khoa Kinh tế - Trường Đại học Vinh trong
một chuyến dã ngoại. Ảnh: P.V
Ngày 25 tháng 4 năm
2001, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 62/2001/QĐ-TTg đổi tên Trường
ĐHSP Vinh thành Trường Đại học Vinh. Sự kiện chính trị quan trọng này đã làm
mốc son đánh dấu một thời kỳ phát triển mới đa ngành, đa lĩnh vực của Trường
Đại học Sư phạm Vinh trong bối cảnh đã có bề dày 40 năm truyền thống đào tạo
đội ngũ giáo viên cho sự nghiệp giáo dục cả nước. Sau gần 2 năm, vào ngày 24/2-
2003 theo đề nghị của Trường Đại học Vinh, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
ký Quyết định số 870/BGD&ĐT - TCCB thành lập Khoa Kinh tế và được phép
tuyển sinh ngành Quản trị kinh doanh đầu tiên (Khóa 44) vào năm học 2003 -
2004.
Trong suốt quá trình
xây dựng và phát triển của mình, Khoa Kinh tế luôn xác định hoạt động đào tạo
là hoạt động cơ bản và có ý nghĩa sống còn. Trong đó, hệ đào tạo đại học, đây
được xem là hệ đào tạo xương sống của Khoa Kinh tế. Từ khi thành lập Khoa Kinh
tế đến nay, Khoa được giao nhiệm vụ đào tạo hệ Cử nhân kinh tế với các ngành Kế
toán, Quản trị kinh doanh, Tài chính - Ngân hàng, Kinh tế. Trải qua 15 năm thực
hiện nhiệm vụ đào tạo, Khoa Kinh tế đã góp phần đào tạo cho đất nước trên 500
thạc sỹ, 6.000 cử nhân kinh tế chính quy và 5.560 cử nhân kinh tế hệ vừa làm
vừa học.
Hiện nay, Khoa có 5 mã
ngành đào tạo đại học chính quy với 7 chuyên ngành (Kinh tế đầu tư, Kinh tế
nông nghiệp, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng, Tài chính doanh
nghiệp, Ngân hàng thương mại), 1 ngành đại học chất lượng cao (Quản trị kinh
doanh). Khoa đang thực hiện đào tạo đại học hệ chính quy, vừa làm vừa học, từ
xa, văn bằng 2, ngoài ra còn tổ chức đào tạo chứng chỉ ngắn hạn như chứng chỉ
Kế toán trưởng; Kế toán... Từ năm học 2016 - 2017 Khoa đã và đang xây dựng
chương trình đào tạo chính quy các ngành theo hướng tiếp cận CDIO. Chương trình
đào tạo của Khoa luôn gắn đào tạo với sử dụng, phù hợp với nhu cầu nhân lực của
các tổ chức và doanh nghiệp. Sau mỗi khóa sinh viên ra trường, Hội đồng Khoa
học có chủ trương điều chỉnh nội dung kiến thức và khung cho phù hợp.
Cán bộ, giảng viên Khoa Kinh tế trao đổi với
sinh viên. Ảnh: T.L
Hoạt động đào tạo hệ đại học chính quy của Khoa Kinh tế luôn
được thực hiện đúng quy chế, đúng kế hoạch. Các hoạt động dạy, học, thi và đánh
giá được tổ chức một cách cơ bản, khoa học, công bằng và khách quan.
Đối với hệ đào tạo Sau đại
học, Khoa xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và có tính chiến
lược lâu dài. Ban chủ nhiệm, các Bộ môn và đội ngũ giảng viên đã hết sức nỗ lực
cố gắng để nâng cao chất lượng đào tạo. Từ năm 2012, Bộ GD&ĐT đã cho phép
Trường Đại học Vinh được đào tạo trình độ sau đại học ngành Kinh tế. Đến nay, Khoa
Kinh tế có 2 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ (Kinh tế chính trị, Quản lý kinh tế),
1 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ (Quản lý kinh tế).
Công tác đào tạo đội ngũ
giảng viên cũng luôn được Đảng ủy, Ban Chủ nhiệm khoa chú trọng và coi đó là
nhiệm vụ then chốt, quyết định sự thành bại trong sự nghiệp đào tạo. Hàng năm
Khoa Kinh tế cử hàng chục cán bộ đi học NCS, Thạc sỹ trong nước và nước ngoài.
Đến nay, Khoa Kinh tế có 60 cán bộ, bao gồm: 1 PGS.TS, 20 TS, 23 NCS, 14 thạc
sỹ, các ngành Kinh tế, Quản trị Kinh doanh, Kế toán, Tài chính- Ngân hàng, 2
cán bộ hành chính đang học cao học. Dự tính đến năm 2020, 50% cán bộ trong khoa
có trình độ Tiến sỹ, 100% cán bộ có trình độ Thạc sỹ.
Song song với công tác đào
tạo, khoa quan tâm hoạt động nghiên cứu khoa học, với 4 đề tài cấp bộ, 4 đề tài
cấp tỉnh và 35 đề tài cấp trường. Ngoài ra, bình quân mỗi năm có 80 bài báo
được đăng tải và nhiều bài đăng kỷ yếu Khoa học. Khoa tổ chức thành công 1 Hội
thảo Khoa học kỷ niệm 10 năm thành lập Khoa Kinh tế năm 2013, 1 Diễn đàn doanh nghiệp
với sinh viên, 12 buổi thuyết trình của các chuyên gia, các nhà quản lý, các
doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh: các thuyết trình đều gắn với chuyên môn và
phát triển kinh tế - xã hội Nghệ An và khu vực Bắc Trung bộ. Bên cạnh hoạt động
nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng dạy, Khoa Kinh tế còn chú trọng đẩy mạnh
phong trào nghiên cứu khoa học của sinh viên. Hàng năm vào đầu năm học, Khoa tổ
chức Hội nghị học tốt để các thầy cô và sinh viên giúp đỡ sinh viên năm thứ
nhất về phương pháp học tập, nghiên cứu; tổ chức Hội nghị khoa học cho sinh
viên, khuyến khích sinh viên tham gia Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học
cấp Bộ.
Tập thể giảng viên và sinh viên Khoa Kinh tế -
Trường Đại học Vinh. Ảnh: P.V
Cùng với đó, Khoa có quan hệ hợp
tác với rất nhiều doanh nghiệp ở Nghệ An như mời doanh nghiệp tham gia giảng
dạy, xây dựng chương trình đào tạo, hội thảo Khoa học, văn hóa văn nghệ, thể
dục thể thao. Doanh nghiệp hỗ trợ Khoa cho sinh viên thực tập, cấp học bổng cho
sinh viên, sau khi sinh viên ra trường nếu có nhu cầu nhận về làm việc.
Hiện nay Khoa Kinh tế đã và đang có quan
hệ hợp tác với một số cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế để triển khai một
số chương trình dự án nghiên cứu khoa học phát triển kinh tế và hội nhập kinh
tế quốc tế; gửi cán bộ đi học tập và nghiên cứu ở một số trường đại học tại các
nước như Anh, Mỹ, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Ba Lan, Ấn Độ, Úc, New
Zealand...
Ngoài ra, Khoa có quan hệ hợp tác với
các trường đại học và viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực kinh tế như: Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân, Học viện Tài chính, Trường Đại học Ngoại thương, Học viện
Ngân hàng, Trường Đại học Thương mại, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, Trường Đại
học Hồng Đức, Trường Đại học Hà Tĩnh, Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương, Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Công
thương, Cục Thuế… các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ.
Quá trình 15 năm xây dựng và phát triển,
Khoa Kinh tế được Đảng bộ Nhà trường đánh giá cao và ghi nhận qua các thành
tích đạt được: Tập thể lao động tiên tiến xuất sắc hàng năm; Tập thể lao động
giỏi; nhiều Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An; Bằng khen của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bằng khen của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh...
15 năm một
mốc son lịch sử, là tiền đề, là cơ sở vững chắc để khoa Kinh tế ngày một vững
bước đi lên với mục tiêu xây dựng Khoa Kinh tế thành Đại học Kinh tế thuộc
Trường Đại Học Vinh. Khoa Kinh tế trong tương lai gần sẽ mở rộng các hướng và
hình thức đào tạo đa dạng, tiếp tục phát triển thích ứng với điều kiện hoàn
cảnh mới, đáp ứng yêu cầu phát triển mới, phù hợp nhu cầu và sự phát triển của
xã hội mở ra cơ hội việc làm cho sinh viên, đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng
trong thời kỳ đổi mới đất nước, một mặt góp phần cho công cuộc công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
TS Nguyễn Thị Thu Cúc
(Trưởng
Khoa Kinh tế - ĐH Vinh)