1. Đơn vị/tổ chức nào phải đóng kinh phí công đoàn: Theo Nghị định 191/2013/NĐ-CP hướng dẫn về tài chính công đoàn ban hành ngày 21/11/2013: Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở. Như vậy, các đơn vị/tổ chức không có tổ chức công đoàn vẫn phải đóng kinh phí công đoàn tuy nhiên, tại các đơn vị/tổ chức này, người lao động không phải đóng đoàn phí công đoàn.

Mức đóng là bao nhiêu: Đơn vị sử dụng lao động sẽ phải đóng hết 2% trên tổng mức lương đang tham gia bảo hiểm cho người lao động (người lao động không phải đóng, ko bị trích, không bị trừ vào tiền lương khoản kinh phí công đoàn)

Đơn vị/Tổ chức nộp kinh phí công đoàn ở đâu:  nộp tại địa chỉ liên đoàn lao động quận/huyện nơi đặt trụ sở.

2. Phân phối Kinh phí công đoàn và Đoàn phí công đoàn

Đơn vị/tổ chức được sử dụng theo tỷ lệ phần trăm trên tổng số thu KPCĐ và tổng số thu đoàn phí công đoàn theo hướng dẫn hàng năm của Đoàn chủ tịch tổng Liên đoàn LĐVN.

Năm 2020, KPCĐ và tổng số thu đoàn phí công đoàn được phân phối như sau:

 

Có tổ chức Công đoàn

Không có tổ chức công đoàn

Kinh phí công đoàn

(Do doanh nghiệp đóng)

Mức đóng

2% của quỹ tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội cho người lao động.

2% của quỹ tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Phân phối

- Công đoàn cơ sở được sử dụng 70% tổng số thu kinh phí công đoàn.

- Nộp 30% tổng số thu kinh phí công đoàn cho công đoàn cấp trên.

Nộp 100% kinh phí công đoàn cho Công đoàn cấp trên. Doanh nghiệp không được sử dụng.

Đoàn phí công đoàn

(Do đoàn viên công đoàn đóng)

Mức đóng

- NLĐ tham gia công đoàn: đóng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, nhưng mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở.

- NLĐ không tham gia công đoàn không phải đóng đoàn phí công đoàn.

NLĐ không phải đóng đoàn phí công đoàn.

Phân phối

- Công đoàn cơ sở được sử dụng 60% tổng số thu đoàn phí công đoàn.

- Nộp 40% tổng số thu đoàn phí công đoàn cho công đoàn cấp trên.

Không phải nộp đoàn phí công đoàn cho công đoàn cấp trên.

(Hướng dẫn 1609/2019/HD-TLĐ ngày 22/10/2019)

 Đơn vị sử dụng lao động cần chuẩn bị bộ hồ sơ gồm có: 

+ Quy định về mức chi công đoàn
+ Danh sách nhân viên
+ Bảng kê chi tiết các khoản chi công đoàn (kèm theo các phiếu chi)
+ Bảng tổng hợp kinh phí công đoàn phải nộp (đã nộp)
+ Giấy giới thiệu của
đơn vị và chứng minh thư

3.  Xử lý khi đơn vị/tổ chức vi phạm về trích nộp kinh phí công đoàn

 Điều 37 của Nghị định 28/2020/NĐ-CP ngày 1/3/2020 quy định:

1. Phạt tiền với mức từ 12% đến dưới 15% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Chậm đóng kinh phí công đoàn;

b) Đóng kinh phí công đoàn không đúng mức quy định;

c) Đóng kinh phí công đoàn không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng.

2. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng kinh phí công đoàn cho toàn bộ người lao động thuộc đối tượng phải đóng.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả

Chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày có quyết định xử phạt, người sử dụng lao động phải nộp cho tổ chức công đoàn số tiền kinh phí công đoàn chậm đóng, đóng chưa đủ hoặc chưa đóng và số tiền lãi của số tiền kinh phí công đoàn chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Mỹ Hạnh (tổng hợp)