BỘ MÔN KINH TẾ TỔ CHỨC SEMINAR “MÔ HÌNH VECM VÁ ÁP DỤNG TRONG PHÂN TÍCH THỰC TIỄN”
Áp dụng phân tích định lượng trong nghiên cứu khoa học là một xu hướng và là một yêu cầu tất yếu hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng của phân tích định lượng, các giảng viên của Bộ môn Kinh tế nói riêng và Khoa Kinh tế nói chung luôn nỗ lực để nâng cao kiến thức, trau dồi kỹ năng, thông qua các khóa học, các buổi sinh hoạt chuyên đề, hội thảo, seminar. Buổi seminar ngày 27/5/2021 là một trong các buổi sinh hoạt như thế.
Buổi sinh hoạt được tổ chức trực tuyến, thông qua công cụ Zoom, đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch Covid.
Tại buổi sinh hoạt, diễn giả - Giảng viên Nguyễn Thế Lân đã giới thiệu về Mô hình VECM và áp dụng trong phân tích thực tiễn. Mô hình VECM được xem là một mô hình hồi quy bộ nâng cao, có thể xem xét mối quan hệ hồi quy đa biến trong trạng thái động. VECM phù hợp với các dữ liệu dạng chuỗi thời gian, phù hợp để phân tích mối quan hệ giữa các biến vĩ mô
Sau khi chia sẻ và lấy ví dụ với 1 nghiên cứu mối quan hệ giữa biến phụ thuộc là IIP (biến chỉ số sản xuất công nghiệp (%)), với các biến độc lập là: EX là giá trị xuất khẩu (triệu USD), INF là chỉ số lạm phát được tính bằng CPI, CR là lượng tín dụng cho vay khu vực phi nhà nước (VND) và ER là tỉ giá hối đoái USD/VND của Việt Nam, Giảng viên Nguyễn Thế Lân đã sử dụng phần mềm phân tích dữ liệu Eviews phiên bản 10.0 để thực hành chạy mô hình.
Đây là một buổi seminar hết sức ý nghĩa và thú vị, nơi các thầy cô có thể chia sẻ về cơ hội, cũng như những khó khăn, rủi ro trong quá trình nghiên cứu định lượng. Trong thời gian tới, Bộ môn Kinh tế sẽ tiếp tục duy trì và mở rộng các hình thức bồi dưỡng chuyên môn như thế này, đáp ứng cho yêu cầu giảng dạy và nghiên cứu khoa học.