XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
CỦA NGHỆ AN - VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP
ThS Nguyễn Thị
Thúy Quỳnh- BM QTKD
1.
Tầm quan trọng của xuất khẩu lao động đối với Nghệ An
Trong điều kiện quốc tế hoá và bùng nổ đầu
tư trong giai đoạn hiện nay, xuất khẩu lao động (XKLĐ) đã dần trở thành một phần
không thể thiếu của hệ thống kinh tế thế giới. Đảng và Nhà nước ta đã xác định
xuất khẩu lao độnglà một lĩnh vực hoạt động kinh tế quan trọng của quốc gia đem
lại những lợi ích kinh tế và xã hội đáng kể.XKLĐ góp phần mang lại nguồn thu
ngoại tệ cho quốc gia, tăng thu nhập cho người lao động; giải quyết việc làm
cho một bộ phận không nhỏ lao động trong nước; tăng cường quan hệ hợp tác giữa
Việt Nam với các nước, củng cố và phát triển cộng đồng người Việt Nam ở nước
ngoài hướng về tổ quốc, tạo sự ổn định cho xã hội…
Tỉnh
Nghệ An có dân số đứng thứ 4 cả nước (dân số cả tỉnh có trên 3.022.300 người),
quy mô lao động lớn, tiềm năng nguồn nhân lực dồi dào là một lợi thế lớn trong
quá trình thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như
phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Mặt khác, quy mô dân số đông, lao động
lớn đang tạo nên nhiều áp lực đối với vấn đề giải quyết việc làm cho người lao
động. Mặc dù thời gian qua, công tác giải quyết việc làm đã được Tỉnh ủy, HĐND,
UBND tỉnh; các cấp, các ngành từ tỉnh đến các huyện, thành phố, thị xã và các
cơ sở xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện bằng nhiều giải pháp tạo việc
làm hiệu quả như phát triển các làng nghề thủ công, xây dựng và mở rộng khu
công nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động sau khi thu hồi đất..., góp phần
xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị, đảm bảo trật tự xã hội, quốc phòng an
ninh và phát triển xã hội, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội và
người lao động, nhất là thiếu việc làm đối với người lao động đã tốt nghiệp các
trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp. Lao động thiếu việc làm đã dẫn đến lãng
phí nguồn nhân lực, ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế xã hội. Chính vì
vậy xuất khẩu lao động có vai trò rất quan trọng đối với Nghệ An, là một trong
những biện pháp hữu hiệu đã và đang được Nghệ An đẩy mạnh ở hiện tại và tương
lai. Tại Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị năm 2012 về phương hướng phát triển Nghệ
An đến năm 2020 cũng đã khẳng định “Thực hiện tốt chính sách xã hội và bảo đảm
an sinh xã hội; tiếp tục hoàn thiện và thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát
triển sản xuất, tạo việc làm, đào tạo nghề, đưa người đi lao động ở nước ngoài,
ưu tiên người nghèo, người dân tộc thiểu số các huyện nghèo, xã nghèo, thôn bản
đặc biệt khó khăn”.
Trong
giai đoạn 2014 – 2015, Nghệ An đưa được 1.000 lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận
nghèo, lao động là người dân tộc thiểu số, lao động là thân nhân chủ yếu của
gia đình chính sách người có công với cách mạng và lao động thuộc hộ bị thu hồi
đất nông nghiệp đi làm việc ở nước ngoài; hỗ trợ đào tạo lao động trình độ cao
về kỹ năng nghề, ngoại ngữ và ngành nghề đặc thù cho khoảng 100 lao động đáp ứng
yêu cầu của nước tiếp nhận lao động.
Kết
quả thực hiện Chương trình việc làm giai đoạn 2010– 2015, đến nay toàn tỉnh đã tạo việc làm cho từ 35.000 – 37.000 lao động; trong
đó: xuất khẩu lao động đạt bình
quân mỗi năm từ 12.000 – 13.000 người lao động đi làm việc có thời hạn tại các
nước (chiếm
trên 1/3 số lao động giải quyết việc làm hàng năm) đưa tổng số lao động Nghệ An đang làm
việc tại các nước lên hơn 55.000 người, chiếm gần 32%; Giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp khu vực thành thị xuống
2,8%, nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động khu vực nông thôn lên 85%, góp phần tích cực
để giảm sức ép về việc làm ở địa phương trong thời gian qua, giảm được tỷ lệ thất
nghiệp ở địa phương. Ngoài số lao động xuất khẩu theo con đường “chính ngạch”
có nghĩa là theo ký kết giữa các tổ chức Việt Nam với các tổ chức nước ngoài,
thì ở Nghệ An còn có một số lượng không nhỏ lao động được xuất khẩu theo dạng
“tiểu ngạch” và hình thức này cũng đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát
triển của đại phương.
So
với thu nhập của người lao động cùng ngành nghề và trình độ trong nước thì thu
nhập của lao động xuất khẩu Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng cao hơn 2 -
4 lần. Ví dụ năm 2005, thu nhập trung bình của lao động ở Đài Loan bình quân không dưới 400USD/tháng, tại
Hàn Quốc bình quân từ 700-1000USD/tháng, Nhật Bản từ 1000USD – 1500USD/tháng,
Trung Đông mức lương trung bình khoảng 300-500USD/tháng trong khi đó thu nhập của
lao động trong nước ở mức khoảng hơn 3.8 triệu đồng/người/tháng. Thêm vào đó,
lao động xuất khẩu chủ yếu là những người chưa có việc làm hoặc lao động phổ
thông thì thu nhập của họ sẽ thấp hơn rất nhiều so với mức lương trung bình
chung của xã hội.
Số
tiền lao động xuất khẩu gửi về ngày càng tăng (cụ thể, năm 2011: 3.758.800đồng,
năm 2012: 4.038.000 đồng, năm 2013: 4.335.200 đồng, năm 2014: 4.831.200 đồng)
đã đóng một vai trò hết sức quan trọng trong xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống
cho người lao động, đặc biệt góp phần thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới
ở Nghệ An.
2. Đánh giá hoạt động xuất khẩu lao động của tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2005-2015
2.1. Thành tựu và nguyên nhân
Để giải quyết việc làm Nghệ An đã rất
chú trọng đến việc xuất khẩu lao động. Bảng 1 cho thấy số lượng lao động xuất
khẩu qua các năm tăng lên.
Bảng 1.Số lương
lao động xuất khẩu của tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2005 - 2015
Đơn vị: người
Chỉ tính trong giai đoạn 2005 - 2015, toàn tỉnh
đã đưa được 125.099 người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng
(Cụ thể: năm 2005 là 7.014 người, năm 2011: 13.364 người, năm 2012: 13.707 người,
năm 2013: 11.671 người và năm 2014: 12.366 người và năm 2015: 12.800).
Số lao động đi
làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hàng năm chiếm trên 1/3 số lao động được giải
quyết việc làm trong năm và Nghệ An luôn đứng đầu cả nước về kết quả xuất khẩu
lao động. Hiện số lao động của tỉnh đang làm việc có thời hạn ở nước ngoài trên
55.000 người.
Cơ cấu lao động
xuất khẩu cũng có sự thay đổi, với xu hướng lao động nữ xuất khẩu ngày càng
tăng (xem bảng 2).
Bảng 2. Cơ
cấu lao động xuất khẩu theo giới tính của Nghệ An
giai đoạn 2005 - 2015
Đơn vị tính: người
Năm
|
Số lượng
|
Theo giới tính
|
Nam
|
Nữ
|
2005
|
7.014
|
6.140
|
874
|
2006
|
9.334
|
8.219
|
1.115
|
2007
|
13.469
|
11.927
|
1.542
|
2008
|
11.311
|
10.069
|
1.242
|
2009
|
8. 825
|
7.804
|
1.021
|
2010
|
11.238
|
10.130
|
1.108
|
2011
|
13.364
|
10.465
|
2.899
|
2012
|
13.707
|
10.352
|
3.355
|
2013
|
11.671
|
8.863
|
2.808
|
2014
|
12.366
|
8.814
|
3.552
|
2015
|
12.800
|
8.913
|
3.887
|
Tổng
|
125.099
|
101.696
|
23.403
|
Tuy tỷ lệ lao động nữ có tăng lên nhưng
vẫn còn thấp hơn nhiều so với nam giới. Dựa trên kết quả này, có thể thấy rằng
trong thời gian tới Đảng và chính quyền tỉnh Nghệ An cần có sự quan tâm nhiều
hơn nữa tới công tác xuất khẩu lao động cho những lao động nữ - một số lượng
tương đối lớn lao động còn chưa có việc làm trong tỉnh. Tuy nhiên công việc mà
những lao động nữ thường làm khi đi xuất khẩu lao động là giúp việc gia đình,
trông trẻ, chăm sóc người bệnh, may mặc…nên thu nhập không cao, bởi vậy việcnâng
cao thu nhập bằng cách mở rộng loại hình công việc cho lao động nữ xuất khẩu là
một việc cần thiết.
Thị trường XKLĐ cũng đã có những thay đổi
theo hướng tích cực (xem bảng 3).
Bảng3. Thị
trường xuất khẩu lao động Nghệ An
giai đoạn 2005– 2015
(Đơn vị tính: nghìn người)
Năm
|
Tổng số
|
Chia ra theo thị trường
|
Đài Loan
|
Malaysia
|
Hàn Quốc
|
Nhật Bản
|
Trung Đông
|
Nước khác
|
2005
|
7.014
|
2.141
|
2.507
|
660
|
62
|
88
|
1.556
|
2006
|
9.334
|
1.656
|
4.477
|
904
|
47
|
478
|
1.772
|
2007
|
13.469
|
2.135
|
5.463
|
562
|
121
|
1.193
|
3.995
|
2008
|
11.311
|
2.632
|
2.046
|
451
|
122
|
1.876
|
4.184
|
2009
|
8.825
|
1.665
|
1.144
|
775
|
126
|
888
|
4.227
|
2010
|
11.238
|
2.374
|
2.947
|
965
|
225
|
1.435
|
3.292
|
2011
|
13.364
|
2.355
|
4.222
|
2.087
|
250
|
1.009
|
3.441
|
2012
|
13.707
|
2.277
|
3.533
|
1.132
|
257
|
1.392
|
5.116
|
2013
|
11.671
|
2.884
|
3.299
|
800
|
561
|
1.536
|
2.591
|
2014
|
12.366
|
3.917
|
2.697
|
982
|
874
|
1.503
|
2.393
|
2015
|
12.800
|
4.012
|
2.100
|
1.100
|
2.000
|
1.542
|
2.046
|
Tổng
|
125.099
|
28.048
|
34.435
|
10.418
|
4.645
|
12.940
|
34.613
|
Nếu trước năm 2010, xuất khẩu lao động
Nghệ An tập trung vào các thị trường dễ tính, yêu cầu lao động chưa qua đào tạo
như Đài Loan, Malaysia, thì sau năm 2010 thì XKLĐ được mở rộng sang các thị trường
đòi hỏi tay nghề cao, thu nhập ổn định, đã qua đào tạo, có trình độ tay nghề và
ngoại ngữ như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Đông… Đây là sự chuyển biến tích cực cần
được ghi nhận.
Hoạt động XKLĐ của
Nghệ An thời gian qua đạt được nhiều kết quả tích cực do một số nguyên nhân sau
đây:
-
Tỉnh Nghệ An đã
có chủ trương, chính sách nhất quán về xuất khẩu lao động và đã có nhiều biện
pháp hỗ trợ thiết thực cho hoạt động XKLĐ.Công tác mở rộng thị trường đã được
đặc biệt quan tâm, mở rộng, ổn định các thị trường sẵn có và mở rộng sang các
thị trường xuất khẩu lao động có thu nhập cao.
-
Chất lượng lao
động xuất khẩuđã tăng được tỷ lệ lao động có tay nghề lên và mở rộng được sang
những thị trường mới như các nước Trung đông, ý thức của người lao động đã tốt
hơn nhờ có sự quan tâm đúng đắn của Nhà nước và các doanh nghiệp tới công tác
đào tạo bồi dưỡng kiến thức cho người lao động.
-
Công tác đào tạo
- bồi dưỡng kiến thức cũng đạt hiệu quả,
đa phần số lao động được xuất khẩu lao động đi nước ngoài đều được đào
tạo - bồi dưỡng kiến thức trước khi xuất cảnh. Nội dung đào tạo - bồi dưỡng
kiến thức đúng theo những yêu cầu và quy định cần thiết của pháp luật.
-
Doanh nghiệp xuất
khẩu lao động ngày càng lớn mạnh về số lượng, quy mô và hiệu quả. Xét về mặt
lập kế hoạch xuất khẩu lao động, hầu hết các doanh nghiệp và cơ sở đều đã lập
được kế hoạch cho việc xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh đi các nước theo
từng năm và hoàn thành được kế hoạch của mình nhờ đó mà kế hoạch xuất khẩu lao
động của tỉnh Nghệ An đã được hoàn thành và hoàn thành vượt mức.
-
Công tác quản lý lao động đã xuất khẩu cũng đã được quan tâm nhiều hơn.
Một số doanh nghiệp đã có cơ quan đại diện ở nước ngoài hoặc một số thì đã cử
cán bộ quản lý sang nước bạn nhằm quản lý chặt chẽ số lao động đã xuất khẩu của
doanh nghiệp mình do đó đã giảm thiểu được một phần nào những tranh chấp cũng
như biến cố bất thường xảy ra cả trong nước và ngoài nước.
2.2. Hạn chế và nguyên
nhân
Bên cạnh những kết
quả đã đạt được, hoạt động XKLĐ của Nhệ An thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế
như sau:
-
Số
lượng lao động xuất khẩu tuy tăng nhưng chất lượng người lao động tham gia xuất
khẩu lao động còn thấp:Tỷ lệ lao động phổ thông còn chiếm tỷ lệ cao, từ 60 -
70%, chỉ tính riêng năm 2014 chỉ có 3.985 lao động đã qua đào tạo trong tổng số
12.366 lao động xuất khẩu. Chất lượng lao động
xuất khẩu còn được thể hiện ở tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật, văn hoá của
người lao động. Tuy đã tập trung rất nhiều cho công tác bồi dưỡng kiến thức cho
người lao động song về mặt này lao động của chúng ta còn rất yếu kém. Cụ thể là
những hiện tượng vi phạm hợp đồng, bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài của
một bộ phận lao động những năm gần đây trở lên khá phổ biến, thậm chí có một số
người còn ở nước ngoài sống cuộc sống buông thả, cờ bạc, rượu chè, hay gây sự,…
vi phạm đến luật pháp nước sở tại. Hiện tượng người lao động tự ý
hoặc thông qua môi giới bằng hình thức đi du lịch, thăm người thân, kết hôn giả…
để sang một số nước như: Angola, Nhật Bản, Hàn Quốc, Austraylia, Canada, các nước
Đông Âu làm việc không có hợp đồng lao động và cư trú bất hợp pháp còn diễn ra ở
nhiều nơi. Tỷ lệ lao động bỏ trốn ở các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc,
Đài Loan là cao nhất, so với lao động của các nước như Trung Quốc, Philipines,
Indonexia, Thái Lan …thì tỷ lệ này của Việt nam nói chung là rất cao và số lao
động đi xuất khẩu của tỉnh Nghệ An cũng không thể
tránh khỏi tình trạng chung ấy.
-
Công tác quản lý
lao động ở nước ngoài còn yếu kém nên khi có tranh chấp hoặc sự cố xảy ra người
lao động phải chịu rất nhiều thiệt thòi không đáng có. Việc lao động vi phạm
hợp đồng, vi phạm pháp luật của nước sở tại vẫn xảy ra. Đặc biệt là những hiện
tượng người lao động bị ép buộc, lạm dụng vẫn còn xuất hiện mà chưa được xử lý,
ngăn chặn kịp thời.
Việc quản lý đối với lực lượng lao động xuất khẩu “tiểu ngạch” hầu như còn bị
bỏ ngỏ.
-
Thủ tục pháp lý
trong hoạt động xuất khẩu lao động nhiều khi rất rườm rà nhưng lại chưa chặt
chẽ nên bị nhiều đối tượng lợi dụng làm thiệt hại cho các doanh nghiệp và bản
thân người lao động. Sự phối hợp giữa chính quyền địa phương với cơ quan quản
lý Nhà nước trong việc hướng dẫn luật doanh nghiệp chưa tốt. Điều này dẫn đến
việc một số doanh nghiệp XKLĐ lợi dụng tuyển chọn lao động xuất khẩu trái pháp
luật.
-
Cơ chế tài chính
trong hoạt động XKLĐ của địa phương như thu, chi, quản lý dịch vụ, môi
giới...chưa tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.Một số quy định, chính sách
của người lao động chưa phù hợp dẫn đến việc người lao động phải đóng những
khoản chi phí rất lớn. Bên cạnh đó, trong chính sách hỗ trợ người lao động vay
vốn, mặc dù ngân hàng Nhà nước đã có quyết định về việc cho người lao động vay
nhưng quy trình cho vay ở các ngân hàng địa phương còn phức tạp, không rõ ràng.
Điều này gây khó khăn cho người lao động khi tiếp cận nguồn hỗ trợ này.
Những hạn chế
này xuất phát từ một số nguyên nhân sau đây:
-
Một là, quản lý
nhà nước về XKLĐ trên địa bàn Nghệ An còn bất cập.
Tỉnh Nghệ An đang thiếu một chiến
lược về XKLĐ bền vững, thiếu kế hoạch xuất khẩu lao động phù hợp, thiếu cơ chế,
chính sách quản lý lao động trong quá trình xuất khẩu lao động và sau khi lao
động xuất khẩu trở về. Hoạt động quản lý nhà nước của các cấp chính quyền địa
phương về xuất khẩu lao động còn chưa đồng bộ, thiếu sự gắn kết giữa các chủ
thể tham gia quản lý xuất khẩu lao động. Một số cấp ủy
đảng, chính quyền chưa thật sự vào cuộc, chưa quan tâm đúng mức, chưa chỉ đạo
quyết liệt công tác XKLĐ dẫn đến kết quả chưa cao.
-
Hai là, nhận thức
về vai trò của XKLĐ chưa đầy đủ.
Công tác tuyên truyền trong các cơ quan nhà nước,
doanh nghiệp và người dân về tầm quan trọng, vai trò, ý nghĩa của XKLĐ vẫn còn
bị xem nhẹ; công tác tư vấn cho người lao động tại một số địa phương chưa tốt nhất
là cấp xã, phường, thị trấn do đó nhiều lao động có nhu cầu đi xuất khẩu lao
động chưa hiểu biết đầy đủ các chủ trương, chính sách, quy trình thủ tục và lợi
ích đi xuất khẩu lao động.
-
Ba là, các tổ
chức xuất khẩu lao động còn yếu kém.
Năng
lực của các đơn vị xuất khẩu lao động vẫn chưa đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu
ngày càng gia tăng của các thị trường và cả của những người lao động trong khi
đó không ít những trường hợp lừa đảo, lợi dụng danh nghĩa xuất khẩu lao động để
làm việc trái pháp luật tình trạng cò mồi, lừa đảo, cư trú bất hợp pháp vẫn xảy
ra trên địa bàn tỉnh. Một số doanh nghiệp xuất khẩu lao động chưa thực hiện tốt
việc quản lý người lao động làm việc ở nước ngoài, không quan tâm đến việc bảo
vệ quyền và lợi ích của lao động xuất khẩu, thực hiện không đúng theo hợp đồng
ký kết làm mất niềm tin của người lao động vào công tác xuất khẩu lao động, từ
đó gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu lao động của địa phương.
3. Giải
pháp nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động của Nghệ An đến năm 2020
3.1. Đổi mới quản lý nhà nước về
XKLĐ, xây dựng chiến lược XKLĐ hiệu quả và bền vững
Cần đổi mới quan điểm về vai trò của XKLĐ đối với phát triển kinh tế
trên địa bàn Nghệ An, phải coi XKLĐ không chỉ là mưu sinh, tìm việc làm mà phải
coi mỗi người lao động xuất khẩu là một đại sứ hình ảnh cho Nghệ An ở nước
ngoài. XKLĐ không phải là công việc đột xuất mà là một trong những nhiệm vụ
trọng tâm lâu dài của tỉnh. Lãnh đạo tỉnh phải chỉ đạo ngay cho các cơ quan hữu
quan của tỉnh xây dựng chiến lược XKLĐ tầm nhìn 2020. Trong chiến lược này phải
đề ra mục tiêu, lộ trình, nguồn lực và các giải pháp chủ yếu. Trước mắt để từng
bước hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động XKLĐ, Nghệ An cần tiến hành
một số công việc sau đây:
-
Một là, đổi mới cơ chế chính sách của Tỉnh về XKLĐ
Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan
đến hoạt động xuất khẩu lao động như: các quy định về thủ tục, quy trình đăng
ký hợp đồng, các chính sách như chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động, chính
sách cho vay vốn nhằm đảm bảo tính đồng bộ và chặt chẽ của các văn bản, chính
sách liên quan đến hoạt động xuất khẩu lao động. Xây dựng một kế hoạch cụ thể
cho công tác xuất khẩu lao động của mình bao gồm: số lượng lao động xuất khẩu
trong năm là bao nhiêu? Trong đó, số lao động đã qua đào tạo là bao nhiêu
người? chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số? Nguồn lao động chủ yếu tập
trung ở địa phương nào? Thông qua kế hoạch này tiến hành đánh giá việc thực
hiện kế hoạch cụ thể của từng tháng, từng quý và từng năm để từ đó có những
biện pháp chấn chỉnh kịp thời.
Có chính sách giải quyết việc làm cho người lao động khi
họ trở về nước để ổn định cuộc sống của bản thân họ và gia đình họ, thực hiện
an sinh xã hội trong hoạt động xuất khẩu lao động. Những đối tượng còn có nhu
cầu tiếp tục đi xuất khẩu lao động thì cũng phải có những chính sách hỗ trợ cho
họ nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho họ có thể tiếp tục đi xuất khẩu lao
động.
Đổi mới chính sách hỗ trợ cho các đối tượng chính sách,
đối tượng nghèo, bộ đội xuất ngũ, đồng thời có những biện pháp quản lý chặt chẽ
nguồn, quỹ hỗ trợ đó sao cho hợp lý và hiệu quả nhất; quản lý chặt chẽ và chỉ
đạo đúng đắn cho công tác đào tạo nghề, đào tạo bồi dưỡng kiến thức cho người
lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài sao cho chất lượng lao động xuất
khẩu ngày càng được nâng cao hơn nữa. Hoàn thiện các điều kiện cấp phép cho các
doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động nhằm nâng cao tính pháp lý của họ và
hạn chế tình trạng lừa đảo, lợi dụng người lao động. Qua hoạt động cũng cần
thiết phải có những biện pháp khuyến khích, biểu dương đối với những doanh
nghiệp hoạt động có hiệu quả, có biện pháp mạnh đối với những doanh nghiệp hoạt
động kém hiệu quả để đảm bảo lợi ích cho cả Nhà nước và cả người lao động.
Thực hiện các biện pháp hữu hiệu nhằm giải quyết những
tranh chấp về lao động trong nước và đặc biệt là ở nước ngoài sao cho phù hợp
với luật pháp nước sở tại và luật pháp quốc tế đảm bảo tối thiểu thiệt hại cho
người lao động. Tăng cường hoạt động và tầm ảnh hưởng của các cơ quan đại diện
Việt Nam tại nước ngoài như các Đại Sứ quán Việt Nam tại các nước và những cơ
quan đại diện quản lý người lao động ở trong nước như Cục quản lý lao động
ngoài nước.
-
Hai là, nâng cao năng lực quản lý và cán bộ các cấp
Sở Lao động thương binh và xã hội, cơ quan trực tiếp có
trách nhiệm quản lý đối với hoạt động xuất khẩu lao động thì phải thực hiện tốt
các kế hoạch chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh từ đó xây dựng những kế hoạch
trình tỉnh uỷ, chỉ đạo các cơ quan phụ trách chuyên môn, các phòng chuyên trách
cấp huyện thực hiện tốt kế hoạch đề ra; Sở cũng có trách nhiệm trực tiếp theo
dõi tình hình biến động trên thị trường xuất khẩu lao động để có những biện
pháp chỉ đạo mới thích hợp, quản lý hoạt động xuất khẩu lao động của các doanh
nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh để đảm bảo tính hợp pháp của công tác xuất khẩu
lao động. Chấn chỉnh, sắp xếp, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội
ngũ cán bộ làm công tác quản lý. Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế, mở
rộng và tăng cường mối quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia để tìm kiếm những
thị trường mới nhiều tiềm năng.
Hoàn thiện tổ chức bộ máy và biên chế của các cơ quan
quản lý về xuất khẩu lao động phù hợp với tình hình thực tiễn. Trong những
trường hợp đặc biệt, có thể tùy tình hình để thành lập các bộ phận chuyên trách
mới để giải quyết các vấn đề phức tạp phát sinh trong quá trình xuất khẩu lao
động. Định kỳ đánh giá về năng lực quản lý về xuất khẩu lao động, học hỏi mô
hình quản lý lao động hiệu quả ở các địa phương khác...
-
Ba là, thúc đẩy phát triển thị trường xuất khẩu lao
động
Tỉnh cần nâng
cao năng lực nghiên cứu, phân tích và dự báo về thị trường xuất khẩu lao động.
Việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phân tích và dự báo về thị trường xuất khẩu
lao động giúp địa phương xác định rõ nhu cầu tuyển dụng lao động của thị trường
cả về số lượng, yêu cầu, chất lượng lao động...từ đó có thểtừng bước lập kế hoạch
và tăng thị phần với từng loại thị trường (thị trường có thu nhập cao, thị trường
tiềm năng ổn định tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam, các thị trường mới...). Để
làm tốt công tác này thì địa phương cần:
Định hướng cho
DN XKLĐ chủ động phát triển thị trường và có chiến lược dài hạn, tăng cường xúc
tiến, mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác và ký hợp đồng xuất khẩu lao động.
Trên cơ sở đánh giá nhu cầu và yêu cầu của từng thị trường theo ngành nghề, yêu
cầu, giới tính... và xem xét khả năng đáp ứng nhu cầu và yêu cầu đó của địa
phương để xây dựng kế hoạch cho từng thị trường cụ thể. Xây dựng kế hoạch khuyến
khích xuất khẩu lao động cho từng thị trường, tập trung vào một số thị trường
thu nhập cao theo xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa.
Đa dạng hóa các
hình thức đi làm việc ở nước ngoài, đa dạng hóa ngành nghề, trình độ...để có thể
xâm nhập vào nhiều thị trường xuất khẩu lao động khác nhau, tăng cương chiếm
lĩnh các thị trường ngách mà lao động Nghệ An có thế mạnh.
-
Bốn là, nâng cao sự phối hợp và trách nhiệm giữa các
chủ thể tham gia vào hoạt động xuất khẩu lao động
Các Sở, ban, ngành có liên quan khác của tỉnh như cơ quan
Công An, Ngân Hàng, Sở Tài chính phải phối hợp hoạt động với Sở Lao động - TB
và XH tỉnh nhằm quản lý tốt các khâu, các bước trong quá trình quản lý hoạt
động xuất khẩu lao động. Các tổ chức chính trị xã hội trong địa bàn tỉnh như:
Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên cũng cần phải phối hợp cùng với các cơ quan nhà
nước một mặt nâng cao nhận thức và hiểu biết cho người lao động, một mặt nâng
cao hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao
động.
Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, thanh tra cũng như
sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành trong công tác này nhằm hạn chế những
tiêu cực và nâng cao hiệu quả thực sự. Song song với đó, sẽ xây dựng một lộ
trình sắp xếp phát triển các doanh nghiệp xuất khẩu lao động theo định hướng,
tiêu chí của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng, đặc biệt là đầu tư phát triển, tăng cường năng lực cũng như trách nhiệm
của các doanh nghiệp trong công tác xuất khẩu lao động.
Các cấp ủy đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục triển khai thực hiện
có hiệu quả các giải pháp công tác xuất khẩu lao động.
Hàng năm, đưa chỉ tiêu xuất khẩu lao động vào chỉ tiêu
phát triển kinh tế xã hội chung của địa phương, nhất là cấp huyện và cấp xã. Cùng với việc triển
khai thực hiện các giải pháp giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo bền vững,
phấn đấu hàng năm đưa từ 12.000 - 14.000 lao động của Nghệ An đi làm việc có thời
hạn tại các nước góp phần thực hiện chỉ tiêu giải quyết việc làm theo kế hoạch
đề ra trong những năm tiếp theo.
Các ngành chức năng, các cấp ủy,
chính quyền địa phương cần tiếp tục tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động xuất khẩu lao động.
Kịp thời phát hiện, xử lý và đề nghị xử lý nghiêm túc đối với tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trong hoạt động
xuất khẩu lao động.
-
Năm là, thúc đẩy
công tác đào tạo, tạo ra nguồn lao động có chất lượng cao cho hoạt động XKLĐ
Phát triển hệ thống trường lớp đào tạo nghề nhằm cung cấp lao động có
chuyên môn, có tay nghề cho nguồn xuất khẩu lao động. Cần xây dựng đội ngũ giáo viên có chuyên môn nghiệp
vụ để đảm bảo công tác đào tạo lao động xuất khẩu đáp ứng tiêu chuẩn. Cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, các thiết bị
học tập, tăng cường phòng thực hành nhằm phục vụ cho các cơ sở đào tạo giáo dục
định hướng thực hiện việc đổi mới các hình thức đào tạo, nâng cao chất lượng
đào tạo, giáo dục, định hướng.
Đào tạo ngoại ngữ cho người lao động là một trong những vấn đề đáng quan
tâm của lao động xuất khẩu Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung. Trên thực tế,
việc đào tạo ngoại ngữ cần thời gian tương đối dài, trong khi trên thực tế việc
đào tạo ngoại ngữ lại trong một thời gian ngắn, yêu cầu cao, lao động xuất khẩu
là các đối tượng rất khó tiếp thu ngoại ngữ. Chính vì vậy trong vấn đề đào tạo
ngoại ngữ cho lao động xuất khẩu phải đặc biệt quan tâm, lựa chọn phương án thiết
thực nhất để đạt được hiệu quả cao nhất như: tăng cường thời lượng học ngoại ngữ
cho lao động xuất khẩu, nội dung đào tạo ngoại ngữ phải gắn liền với nhu cầu thực
tiễn, nâng cao số bài học thực tế, tăng cường kỹ năng giao tiếp. Cần trang bị
cho lao động xuất khẩu một số tài liệu giúp họ có thể thực hiện giao tiếp hàng
ngày, dễ dàng tự học khi họ có thời gian rảnh rỗi. Đồng thời, cần lồng ghép chương trình học ngoại ngữ
vào các trường nghề, góp phần xây dựng nguồn lao động xuất khẩu chất lượng cao
trong tương lai.
Chính quyền tỉnh
cần có chính sách ưu tiên cho việc tuyển chọn lao động tại các trường đào tạo
nghề uy tín, chất lượng, đáp ứng được nhu cầu của các nhà sử dụng lao động ở nước
nhập khẩu.
3.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức về xuất khẩu
lao động
Trước
khi người lao động đi xuất khẩu lao động, cần khơi dây trong họ lòng tự hào dân
tộc, lòng yêu nước, để họ tránh những hành vi gây ấn tượng không tốt về lao động
Nghệ An nói riêng và con người Việt Nam nói chung.Phải làm cho người lao động nhận thức một cách đúng đắn về hoạt động xuất
khẩu lao động, nắm rõ những quy định của nhà nước về hoạt động này để xác định
rõ ràng rằng mình đi lao động chứ không phải là đi du lịch từ đó có ý thức lao
động và tuân thủ kỷ luật lao động. Nhận thức rõ hơn nữa những hậu quả sẽ phải
trả giá nếu vi phạm hợp đồng hoặc pháp luật của Việt Nam và nước sở tại.
Nâng cao
trình độ học vấn cho người lao động thông qua việc tích cực học tập rèn luyện
trong nhà trường. Hệ thống giáo dục là nơi không chỉ rèn luyện và trau dồi học
vấn, kiến thức cho người lao động mà còn là nơi nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão
cũng như nâng cao phẩm chất đạo đức, nhân cách cho người lao động do đó không
chỉ Nhà nước cần quan tâm chú ý tới công tác này mà bản thân người lao động
cũng cần phải chú ý nhiều hơn nữa đến việc học tập rèn luyện của bản thân.
Người lao
động phải nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề thông qua việc tham
gia vào các lớp đào tạo nghề. Việc này không phải là chờ các doanh nghiệp tới
tuyển dụng hay Nhà nước ra chính sách thì người lao động mới bắt đầu đi học mà
người lao động cần phải chủ động tham gia vào các khoá đào tạo nghề để nâng cao
trình độ chuyên môn của bản thân, chuẩn bị cho việc đăng ký tuyển mộ, tuyển
chọn đi lao động xuất khẩu.Nâng cao trình độ ngoại ngữ, ý thức kỷ luật, tác
phong công nghiệp cho người lao động thông qua các lớp học tiếng nước ngoài và
các chương trình đào tạo - bồi dưỡng kiến thức của các đơn vị xuất khẩu lao
động tổ chức.
Người lao
động cần phải thường xuyên liên hệ với các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước
sở tại và cơ quan đại diện hoặc người quản lý của doanh nghiệp xuất khẩu lao
động để khi cần thiết có thể giải quyết những tranh chấp hoặc sự cố xảy ra.Khi
trở về nước, người lao động phải thực hiện tốt những nghĩa vụ khai báo, làm thủ
tục cần thiết với cơ quan Nhà nước để nhập cảnh trở về quê hương và liên hệ với
doanh nghiệp để làm thủ tục chấm dứt hợp đồng. Về với gia đình, người lao động
cần phải tích cực tìm kiếm việc làm cho bản thân và sử dụng hợp lý khoản thu
nhập mà bản thân dành dụm được trong thời gian lao động ở nước ngoài. Tích cực
tìm kiếm việc làm để ổn định cuộc sống chứ không được có tư tưởng có tiền rồi
không phải làm gì.
Các
doanh nghiệp xuất khẩu lao động cần phải:
-
Cung cấp cho lao
động xuất khẩu các thông tin cần thiết, pháp luật nước nhập khẩu và tuyệt đối
chấp hành pháp luật nước đó, thực hiện kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp,
tuân thủ theo đúng nội quy và quy định nơi làm việc, thực hiện nếp sống văn
minh, giữ gìn vệ sinh nơi làm việc...
-
Nhắc nhở lao động
tránh các hành động như bãi công, đình công, đánh nhau, tụ tập gây mất trật tự
nơi công cộng, tránh xa các tệ nạn xã hội...gây ảnh hưởng đến hình ảnh lao động
Việt Nam ở nước ngoài. Nâng cao tinh thần học hỏi đồng nghiệp, chia sẻ và tiếp
thu ý kiến của đồng nghiệp, nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, giúp đỡ đồng nghiệp
khi gặp khó khăn.
-
Đào tạo người lao
động hiểu biết về vấn đề an toàn lao động để đảm bảo an toàn cho bản thân họ và
đồng nghiệp trong quá trình làm việc.Đồng thời, hướng dẫn người lao động biện
pháp xử lý trong trường hợp họ phải đối mặt với các vấn đề phát sinh, rủi ro có
thể gặp phải khi làm việc ở nước ngoài, giúp họ lường trước được những vấn đề
xảy ra, định hướng và chủ động trong cách xử lý.
-
Tư vấn cho lao
động xuất khẩu về vấn đề lựa chọn ngành nghề và thị trường phù hợp với sức
khỏe, năng lực chuyên môn và khả năng trang trải chi phí của họ, đồng thời cảnh
báo về các ngành nghề có độ rủi ro cao như công nhân công trình xây dựng,
thuyền viên, những công việc trong nhóm 3D-jobs (Dirty, Dangerous và
Difficult)...
Chính quyền các cấp từ Tỉnh đến huyện, xã cần
tổ chức thường xuyên các khóa tuyên truyền phổ biến thông tin đầy đủ cho người
lao động xuất khẩu bao gồm các thông tin về thị trường lao động, thủ tục xuất
khẩu lao động, quyền và nghĩa vụ của người lao động khi tham gia vào xuất khẩu
lao động, nâng cao ý thức người lao động tiết kiệm trong quá trình sống và làm
việc ở nước ngoài, đặc biệt là những lao động xuất khẩu ở lứa tuổi trên 20.
Cần
tăng cường giáo dục cho người lao động xuất khẩu về thái độ học hỏi, tiếp thu,
tự thay đổi bản thân để có thể hòa nhập và thích nghi với môi trường văn hóa nước
nhập khẩu lao động, hạn chế các xung đột xảy ra do sự thiếu hiểu biết về phong
tục, tập quán cũng như văn hóa nước nhập khẩu lao động. Giáo dục cho lao động
xuất khẩu nội quy, quy định, kỷ luật, văn hóa nước nhập khẩu và cách giải quyết
các vấn đề phát sinh khi sinh sống ở nước ngoài. Cần làm rõ quyền lợi và nghĩa
vụ của người lao động khi tham gia xuất khẩu lao động, thêm các điều khoản về
quyền lợi và trách nhiệm của họ khi thanh lý hợp đồng; bổ sung các nội dung
giáo dục, định hướng cụ thể, rõ ràng cho người lao động hiểu rõ tác hại của việc
bỏ trốn.
3.3. Nâng cao chất lượng hoạt động của doanh
nghiệp xuất khẩu lao động
Các doanh
nghiệp XKLĐ là một trong những nhân tố quan trọng quyết định thành công của
hoạt động XKLĐ tại địa phương. Các doanh nghiệp này cũng cần phải xây dựng
chiến lược kinh doanh XKLĐ bài bản, theo hướng bền vững chứ không kinh doanh
theo lợi ích trước mắt, chụp giật. Trước mắt các DN XKLĐ cần tập trung các vào
các biện pháp nhằm nâng cao số lượng và chất lượng cho lao động xuất khẩu. Cần
chủ động tăng cường các hoạt động marketing để tìm kiếm và mở rộng thị trường.
Doanh nghiệp phải xác định được những thị trường nào đang có nhu cầu cao về lao
động, những thị trường nào đã bão hoà, những thị trường nào có tiềm năng để từ
đó có những biện pháp thúc đẩy hoặc hạn chế xuất khẩu lao động sang từng thị
trường. Nghiên cứu, tìm hiểu kỹ nguồn lao động của doanh nghiệp từ đó có những
biện pháp thu hút người lao động tham gia vào quá trình tuyển mộ, tuyển chọn,
nắm rõ những đặc điểm của lao động ở từng địa phương để có kế hoạch đào tạo cho
phù hợp. Đặc biệt là các doanh nghiệp cần phải nắm rõ được những đối thủ cạnh
tranh của mình ở trong nước cũng như ngoài nước để xem đối thủ nào mạnh, đối
thủ nào yếu, đối thủ nào ngang sức để đối phó kịp thời.
Doanh nghiệp
cần phải xây dựng một kế hoạch xuất khẩu lao động theo đúng yêu cầu của thực tế
và của bản thân doanh nghiệp. Bản kế hoạch này phải chỉ ra được rằng trong năm
này, quý này, tháng này doanh nghiệp sẽ phải đưa được bao nhiêu lao động đi làm
việc có thời hạn tại từng nước cụ thể? Bản kế hoạch này cũng chỉ ra rằng doanh
nghiệp cần phải tập trung phát triển những thị trường nào? Yêu cầu của các thị
trường ấy ra sao từ đó đề ra các phương hướng tuyển chọn, đào tạo lao động một
cách phù hợp nhất. Bản kế hoạch của doanh nghiệp cũng phải chỉ ra nguồn cung
lao động chủ yếu của doang nghiệp tập trung tại đâu? Yêu cầu đối với lao động
trên thị trường đó như thế nào?
Để nâng cao
chất lượng lao động doanh nghiệp phải sử dụng các biện pháp sau:
-
Các doanh nghiệp XKLĐ cần nâng cao chất lượng đào tạo -
bồi dưỡng kiến thức cho người lao động bằng cách sửa đổi, bổ sung thêm những
nội dung thiết thực vào trong giáo trình đào tạo, có cơ chế ưu tiên đối với
những lao động có tay nghề cao, đã qua dào tạo. Đồng thời nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ cũng như hiểu biết cho đội ngũ cán bộ giảng dạy cũng như
cán bộ làm công tác tuyển mộ, tuyển chọn.Các doanh nghiệp cũng phải có những
biện pháp nhằm bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ của doanh nghiệp
làm công tác xuất khẩu lao động đặc biệt là các cán bộ quản lý trong và ngoài
nước. Đội ngũ cán bộ này không những phải giỏi về trình độ học vấn, trình độ
quản lý, ngoại ngữ mà còn cần có những hiểu biết nhất định về pháp luật của
nước ta cũng như các nước tiếp nhận lao động của doanh nghiệp và luật pháp quốc
tế cũng như về mặt phẩm chất đạo đức, nhân cách.Doanh nghiệp cũng phải đầu tư
vốn cho việc xây dựng các cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật của doanh nghiệp
mình để đảm bảo hiệu quả cho công tác tuyển chọn, tuyển mộ, đào tạo - bồi dưỡng
kiến thức cho người lao động.
-
Công khai hoạt động tài chính của doanh nghiệp đặc bịêt
là các khoản đóng góp của người lao động nhằm minh bạch hoá chế độ tài chính
của doanh nghiệp, tránh hiện tượng lừa đảo, gian lận tài chính cũng là để Nhà nước
và người lao động tin tưởng vào năng lực thực sự của doanh nghiệp.
-
Do lao động xuất khẩu của tỉnh Nghệ An có nhiều nữ giới
và với những công việc như: thợ may, giúp việc gia đình, trông trẻ, chăm sóc
người bệnh nên các doanh nghiệp có lao động đưa đi làm trong các lĩnh vực này
cần có các biện pháp đào tạo nghiệp vụ cho lao động như mở các lớp dạy nấu ăn,
nữ công gia chánh, những lớp đào tạo sơ bộ về y tế để chăm sóc người già, người
bệnh, đồng thời có các biện pháp hỗ trợ giúp đỡ gia đình của các chị em trong
thời gian vắng nhà để họ yên tâm hơn trong công việc của mình.
-
Phối hợp với các trung tâm giới thiệu việc làm trong việc
tuyển chọn và đào tạo giáo dục lao động. Kết hợp với các cơ sở y tế, bệnh viện
để tiến hành kiểm tra sức khoẻ cho người lao động. Doanh nghiệp cần xây dựng
một hệ thống các tiêu chuẩn tuyển chọn lao động.
-
Doanh nghiệp cũng phải thường xuyên báo cáo định kỳ và
phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Nhà nước hữu quan như Cục quản lý lao động
ngoài nước, Sở LĐTB&XH tỉnh để cùng quản lý chặt chẽ hoạt động tuyển mộ,
tuyển chọn, đào tạo - bồi dưỡng kiến thức cho người lao động tránh những hiện
tượng tiêu cực.
-
Doanh nghiệp phải có những chính sách hỗ trợ chi phí cho
người lao động thuộc diện khó khăn, ưu tiên đối với các đối tượng thuộc diện
chính sách, diện nghèo,… theo đúng quy định của pháp luật.
Khi lao động làm việc ở nước ngoài doanh
nghiệp phải thường xuyên theo dõi, giám sát, quản lý việc thực hiện hợp đồng
của lao động bằng nhiều cách khác nhau. Có thể liên hệ với bên chủ sử dụng lao
động và trực tiếp với người lao động theo định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý đối
với những thị trường có ít lao động. Với những thị trường có nhiều lao động,
doanh nghiệp phải mở văn phòng đại diện và cử cán bộ có đủ năng lực sang nước
đó để trực tiếp quản lý lao động. Trong trường hợp có tranh chấp hoặc biến cố
xảy ra thì cán bộ phụ trách quản lý đó phải có trách nhiệm giải quyết, đảm bảo
quyền lợi cho cả hai bên là chủ sử dụng và đặc biệt là lao động. Nếu tranh chấp
hoặc sự cố xảy ra cán bộ quản lý phải báo cáo ngay với cơ quan chủ quản, Cục
quản lý lao động ngoài nước và cơ quan đại diện phía Việt Nam ở nước sở tại để
cùng phối hợp giải quyết.
Doanh nghiệp XKLĐ
cần phải xây dựng một hệ thống những biện pháp xử lý đối với những người lao
động vi phạm hợp đồng như đơn phương chấm dứt hợp đồng, tự động trở về nước, bỏ
trốn, cư trú bất hợp pháp bên nước bạn như yêu cầu đặt tiền đặt cọc, quản lý
chặt chẽ chế độ tiền lương cũng như việc chu chuyển tiền về nước của lao động
để dăn đe và ngăn chặn, hạn chế tối thiểu những thiệt hại do người lao động gây
ra cho bản thân doanh nghiệp và chủ sử dụng lao động nước ngoài.Doanh nghiệp XKLĐ
cũng phải có trách nhiệm hơn nữa với lao động khi lao động trở về nước trong
việc hoàn tất thủ tục cho người lao động cũng như thủ tục cho họ gia hạn hợp
đồng hoặc ký kết hợp đồng mới nếu họ có nhu cầu./.
Tài liệu tham khảo
I. Tiếng Việt
1. Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Thu Hòa, Xuất khẩu lao động để giảm nghèo: Tình hình và triển vọng, Viện
Kinh tế Việt Nam, 2008.
2. Lê
Xuân Bá, Nguyễn Thị Kim Dung, Trần Hữu Hân, Một
số vấn đề về phát triển thị trường lao động ở Việt Nam, NXB Khoa học và kỹ
thuật, Hà Nội, 2003.
3. Nguyễn Thị Hồng Bích, Xuất
khẩu lao động ở một số nước Đông Nam Á - Kinh nghiệm và bài học, Nhà xuất bản
Khoa học Xã hội, 2007.
4. Nguyễn Ngọc Bình, Trần Sỹ Luận, Bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế từ việc đi xuất khẩu lao động Việt
Nam tại một số thị trường nước ngoài, Tạp chí Khoa học lao động và xã hội,
số 30 - Quý I/2012.
5. Đỗ Minh Cương, Mạc Văn Tiến, Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam: Lý luận và thực tiễn, NXB
Lao động - xã hội, Hà Nội, 2004.
6. Đường
Vĩnh Cường, Toàn cầu hóa kinh tế cơ hội
và thách thức, NXB Thế giới mới, 2004.
7. Daniele Belanger, Lê Bạch Dương, Trần Giang Linh, Khuất
Thu Hồng, Nguyễn Thị Vân Anh, Belinda Hammoud, Lao động di cư từ Việt Nam đến các nước Châu Á 2000-2006, Trung tâm
Nghiên cứu phát triển quốc tế, Canada (IDRC), 2009.
8. Diễn đàn lao động di cư ASEAN lần thứ 3 (2010), Tài liệu hội thảo về tăng cường nhận thức và
các dịch vụ thông tin để bảo vệ quyền của lao động di cư (Hà Nội, 2010
9. Nguyễn Duy Dũng, Đào
tạo và quản lý nhân lực (kinh nghiệm Nhật Bản, Hàn Quốc và những gợi ý cho Việt
Nam), NXB Từ điển Bách Khoa Hà Nội, 2008. .
10. Phạm Đại Đồng, Nâng
cao chất lượng nguồn lao động kỹ thuật trong bối cảnh hội nhập, Tạp chí lao
động xã hội, số 332, tr.37, 2008.
11. Phan
Huy Đường, Quản lý Nhà nước về xuất khẩu
lao động ở Việt Nam, 2010.
12. Phan
Huy Đường, Quản lý Nhà nước về lao động nước ngoài chất lượng cao ở Việt
Nam, 2012.
13. Nguyễn Thanh Hòa, Xuất
khẩu lao động trong xu hướng hội nhập-cơ hội và thách thức, Tạp chí lao động-xã
hội, số 264, tr13, 2005.
14. Nguyễn
Thị Lan Hương, Khảo sát tình hình lao động
đi làm việc ở nước ngoài đã trở về Việt Nam, Đề tài Hợp tác trong nước,
2011.
15. Nguyễn
Đình Kháng, Một số vấn đề trong hoạt động
xuất khẩu lao động của Việt Nam sang khu vực Đông Nam Á thời gian qua, nghiên cứu
Châu Phi và Trung Đông, 2007.
16. Nguyễn
Phúc Khanh, Xuất khẩu sức lao động với
Chương trình quốc gia về việc làm - Thực trạng và giải pháp, Đề tài nghiên
cứu khoa học cấp Bộ, Trường Đại học ngoại thương, Hà Nội, 2004.
II. Tiếng Anh
17. ADB, ILO (2014), Driving competitiveness and prosperity in Viet Nam through better jobs
and deeper ASEAN integration, Viet Nam Country Brief
18. ADB Intitute (2008),“Regional Conference on Services Trade Liberalization and Labor
Migration Policies in ASEAN: Towards the ASEAN Economic Community”,
Thailand.
19.
ASEAN (2011).ASEANIntellectualPropertyRightsActionPlan2011-2015.ASEAN
20.
ASEAN (2012).ASEANEconomicCommunityScorecard:Chartingprogresstowardregionaleconomicintegration,PhaseI(2008-2009)andPhaseII(2010-2011.Jakarta,ASEANSecretariat.