1.
Hàng hóa bị tổn thất
Hàng hóa bị tổn
thất xảy ra trong các trường hợp sau:
+ Bất khả kháng do tiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn
và các trường hợp bất khả kháng khác
+ Do hết hạn sử dụng, do bị thay đổi trong quá
trình sinh hóa tự nhiên
+ Do quản lý của doanh nghiệp bị mất, cháy, hỏng
(do nhân viên, do cách vận chuyển, do quản lý...)
2. Quy định về
hàng hóa bị tổn thất được tính vào chi phí thuế TNDN
Theo điều 4 TT 96/2015
Trường hợp doanh
nghiệp có chi phí liên quan đến phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh,
hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường thì khoản chi
này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, cụ thể như
sau:
+ Doanh nghiệp phải tự xác định rõ
tổng giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả
kháng khác theo quy định của pháp luật.
+ Phần giá trị tổn thất do thiên tai,
dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường được
xác định bằng tổng giá trị tổn thất trừ phần giá trị doanh nghiệp bảo hiểm hoặc
tổ chức, cá nhân khác phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Quy định về Khấu trừ thuế GTGT đối với hàng bị tổn
thất
Theo Điều 14 (TT 219/2013
- Thuế GTGT đầu
vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất được khấu trừ.
- Các trường hợp tổn
thất không được bồi thường được khấu trừ thuế GTGT đầu vào gồm: thiên tai, hỏa
hoạn, các trường hợp tổn thất không được bảo hiểm bồi thường, hàng hóa mất phẩm
chất, quá hạn sử dụng phải tiêu hủy.
Theo văn bản số
4403/BTC-CST hướng dẫn cơ quan thuế các địa phương xử lý thuế GTGT tài sản,
hàng hóa bị tổn thất:
- Trường hợp cơ
sở kinh doanh không được bồi thường thuế GTGT đầu vào của hàng hoá chịu thuế
GTGT bị tổn thất, cơ sở kinh doanh được khấu trừ toàn bộ số thuế
GTGT đầu vào này.
- Trường hợp hợp
đồng bảo hiểm quy định giá trị bồi thường không bao gồm thuế GTGT của hàng hóa,
tài sản chịu thuế GTGT bị tổn thất, cơ sở kinh doanh nhận tiền bồi thường bảo
hiểm lập chứng từ thu theo quy định và được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa,
tài sản bị tổn thất.
- Trường hợp hợp
đồng bảo hiểm quy định giá trị bồi thường có bao gồm thuế GTGT của hàng hóa, tài sản chịu thuế GTGT bị tổn
thất, cơ sở kinh doanh nhận tiền bồi thường bảo hiểm xuất hóa đơn GTGT (trên hóa đơn ghi rõ giá trị tổn thất được
bồi thường chưa có thuế GTGT và số tiền thuế GTGT được bồi thường), kê khai, tính nộp thuế GTGT đầu ra tương ứng
với số thuế GTGT được bồi thường và được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng
hóa, tài sản bị tổn thất này.
- Trường hợp
doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền cho người tham gia bảo hiểm sửa chữa tài sản;
chi phí sửa chữa tài sản cùng các vật tư, phụ tùng thay thế có hóa đơn GTGT ghi
tên người tham gia bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện thanh toán cho người
tham gia bảo hiểm phí bảo hiểm tương ứng theo hợp đồng bảo hiểm thì doanh nghiệp
bảo hiểm được kê khai khấu trừ thuế
GTGT tương ứng với phần bồi thường bảo hiểm thanh toán theo hóa đơn GTGT đứng
tên người tham gia bảo hiểm.
Ths.
Phạm Thị Kim Yến – Bộ môn kế toán