THỰC TRẠNG VÀ
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG CÁC DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN
HIỆN NAY
1. Thực trạng hạ tầng dịch vụ ngân hàng tại tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2015
a. Huy động vốn
Quy
mô nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng dần qua các
năm, tốc độ tăng trưởng vốn huy động bình quân 23,85%. Năm 2012, lãi suất huy động
vốn của các ngân hàng thương mại vẫn còn hấp dẫn nên tốc độ tăng trưởng vốn huy
động là 33,72%. Từ năm 2013 đến nay, do lãi suất huy động liên tục giảm nên tỷ
lệ tăng trưởng nguồn vốn huy động cũng liên tục giảm, đặc biệt là năm 2015 chỉ
đạt tốc độ tăng trưởng 15,12%. Có thể thấy giai đoạn (2012 - 2015) tỷ lệ tăng
trưởng vốn huy động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn đã giảm hơn 50%. Theo
tính chất của nguồn vốn huy động, tiền gửi tiết kiệm giữ vai trò chủ đạo (chiếm
tỷ trọng bình quấn 80% tổng nguồn vốn). Theo loại tiền huy động, nguồn vốn
huy động nội tệ trong nước chiếm tỷ trọng lớn (bình quân trên 93%) trong tổng vốn
huy động và tăng dần qua các năm.
b. Cho vay
Quy
mô dư nợ của các ngân hàng đều có xu hướng tăng trong các năm gần đây. Giai đoạn (2011 - 2015), tỷ
lệ tăng trưởng dư nợ bình quân 20,64% cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân dư nợ cả nước dự kiến là
13%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tín dụng phục vụ nền kinh tế địa
phương giảm nhanh so với các năm 2012, 2013.
Tỷ
trọng cho vay giữa ngắn hạn với trung và dài hạn chênh lệch không nhiều trong
các năm 2011, 2013, 2014.Tuy nhiên, từ năm 2015 đến hết tháng 6/2016, dư nợ
trung và dài hạn tăng cao. Như vậy, tình hình cho vay trung và dài hạn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đã có bước cải
thiện rõ rệt.
Tỷ
lệ nợ xấu tại các ngân hàng thương mại trên địa
bàn tỉnh luôn nằm trong ngưỡng an toàn (thấp hơn 3%) theo quy định của ngân
hàng nhà nước; đặc biệt, tỷ lệ nợ xấu giảm nhanh từ năm 2014 đến nay.
c.
Dịch vụ thanh toán và các dịch vụ khác
Trong
giai đoạn năm 2011-2015, tốc độ tăng trưởng bình quân thu dịch vụ ròng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn đạt 30%. Với số lượng
33 chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn
Nghệ An, thị phần dịch vụ của các ngân hàng thương mại
nhà nước chiếm xấp xỉ 40%.
Dịch
vụ thẻ ngày càng trở nên phổ biến trong các tầng lớp dân cư, các doanh nghiệp với
nhiều tiện ích. Theo thống kê của ngân hàng nhà nước chi nhánh Nghệ An, Tính đến 31/12/2015, toàn tỉnh Nghệ An có 243 ATM (tăng 108 ATM so với 31/12/2010. Toàn tỉnh
có 980 POS (tăng 840 POS so với 31/12/2010.
Doanh số thanh toán qua POS và số lượng
thẻ thanh toán được phát hành tăng nhanh trong 5 năm qua.
Đi kèm với thẻ thanh toán có một số dịch vụ tiện ích
như: thanh toán lương qua tài khoản thanh toán (chiếm trên 90%), thanh toán hóa đơn định kỳ, chuyển tiền
trong và ngoài hệ thống và đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng điện tử ( Internet
banking, Mobile banking và Phone banking.
Các
sản phẩm liên kết, bán chéo sản phẩm tài chính, được triển khai ngày càng nhiều.
Một số dịch vụ hỗ trợ tiện ích cho Doanh nghiệp đã được triển khai như nộp thuế
điện tử, mở thư tín dụng L/C, thanh toán quốc tế…đem lại khoản thu cho ngân hàng,
phát triển khách hàng, tạo ra tiện ích đa dạng hơn tuy nhiên doanh thu còn khá
thấp.
d.
Hệ thống mạng lưới và nhân sự
Giai
đoạn 2011-2015, mạng lưới hệ thống ngân hàng trên địa bàn có sự mở rộng mạnh mẽ
(Nghệ An là tỉnh có số lượng tổ chức tín dụng, Chi nhánh tổ chức tín dụng nhiều
nhất khu vực Bắc Trung Bộ với 96 Đơn vị; có 57 quỹ tín dụng nhân dân đứng thứ 2
khu vực (sau tỉnh Thanh Hóa) chiếm khoảng 5% số lượng quỹ tín dụng nhân dân cả
nước). Trong 5 năm toàn tỉnh đã thành lập thêm 5 chi nhánh ngân hàng thương mại
cổ phần, 12 quỹ tín dụng nhân dân. Đến 31/12/2015, mạng lưới ngành ngân hàng
Nghệ An bao gồm: Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Nghệ An và 96 tổ chức tín dụng,
chi nhánh tổ chức tín dụng cấp 1. Ngoài ra trên địa bàn
còn có 01 chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi khu vực Bắc Trung bộ, hoạt động vì lợi
ích của người gửi tiền, phối hợp với ngân hàng nhà nước trong việc giám sát an
toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Trong giai đoạn
2011-2015 tình hình nhân sự của các ngân hàng thương mại trên địa bàn biến động
do những chuyển biến trong mạng lưới và quá trình sáp nhập các ngân hàng thương
mại nên có quá trình thanh lọc nhân sự. Nhân sự trên địa bàn có bằng cử nhân đại
học chiếm trên 75% còn lại chia đều cho bằng thạc sĩ, tiến sĩ 12% và trung cấp
13%. Nhìn chung chất lượng nhân sự ở mức trung bình đủ để tư vấn và thực hiện
các nghiệp vụ ngân hàng đơn giản. Tuy nhiên, nhân lực chất lượng cao còn chiếm
tỷ trọng thấp. Bên cạnh đó, thái độ làm việc chuyên nghiệp là chưa đồng đều giữa
các ngân hàng thương mại trên địa bàn đặc biệt là đối với các ngân hàng thương
mại nhà nước.
e. Công
tác thanh tra giám sát ngân hàng nhà nước
Từ cuối năm 2011 đến nay,
hoạt động thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước đã và đang có những cải cách mạnh mẽ.
Trong giai đoạn 2011-
tháng 6/2016, ngân hàng nhà nước Chi nhánh đã tiến hành
245 cuộc kiểm tra, thanh tra đối với các tổ chức tín dụng và Chi nhánh tổ
chức tín dụng trên địa bàn. Căn
cứ kết quả các cuộc thanh tra, kiểm tra, các đoàn thanh tra, kiểm tra của ngân hàng nhà nước đã đề xuất 1.190 kiến nghị
đối với các đối tượng, đồng thời, yêu cầu các tổ chức tín dụng khắc phục, chấn chỉnh tồn
tại, sai phạm
Cùng với việc tăng cường
thanh tra, công tác giám sát cũng đã được đổi mới mạnh mẽ, tiến hành thường
xuyên và kịp thời theo hướng mở rộng đối tượng, nội dung giám sát, tăng tần suất
giám sát để đưa ra những cảnh báo sớm và phục vụ ngày càng hiệu quả hơn cho
công tác thanh tra trực tiếp và công tác cơ cấu lại, xử lý nợ xấu. Hoạt động
giám sát luôn theo sát diễn biến thị trường và hoạt động của từng tổ
chức tín dụng cũng như toàn bộ hệ thống để phát hiện những xu hướng
tiêu cực, cảnh báo sớm rủi ro và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, ngân
hàng.
2.
Đánh giá chung về thực trạng hạ tầng dịch vụ ngân hàng tại tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2015
a. Những
kết quả đạt được
*Về
dịch vụ ngân hàng
- Dịch vụ huy động vốn đã thu hút
được lượng tiền gửi lớn và gia tăng về quy mô hàng năm. Trong đó: lượng tiền gửi
tiết kiệm ổn định vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, giúp các NHTM có nguồn vốn
chủ động trong kinh doanh.
- Dịch vụ
cho vay đang dần dịch chuyển cơ cấu sang thời hạn dài, đồng thời tỷ lệ nợ xấu
không cao cho thấy chất lượng cho vay ngày càng tốt hơn. Điều này đã tạo điều kiện
lớn cho sự phát triển kinh tế tỉnh trong tương lai .
- Dịch vụ
thanh toán và các dịch vụ khác ngày càng đa dạng, phong phú giúp các ngân hàng
nâng cao thu nhập và thỏa mãn nhu cầu ngày càng nhiều hơn của các khách hàng đặc biệt là các khách hàng cá nhân-
mảng thị phần đang rất rộng lớn để các ngân hàng khai thác. Dịch vụ ngân hàng điện tử là dịch vụ hứa hẹn
mang lại nguồn thu lớn cho các ngân hàng thương mại trên địa bàn với tiềm năng
phát triển lớn cần đẩy mạnh tiếp thị và khai thác.
*Về hệ thống mạng lưới và nhân sự
Hệ thống mạng lưới mở rộng
đến hầu hết tất cả các huyện thị trên địa bàn tỉnh. Đi kèm với mở rộng mạng lưới
hệ thống nhiều ngân hàng thương mại đa dạng hóa nhiều loại hình dịch vụ cụ thể
cho từng địa bàn.
Chất lượng nhân sự ngân hàng càng ngày càng được nâng cao
theo nhu cầu của các ngân hàng
*Về công tác thanh tra giám sát
Công tác thanh tra giám sát
được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc theo quy định của ngân hàng nhà nước và
theo sát diễn biến thị trường.
b. Những
hạn chế
*Về
dịch vụ ngân hàng
-
Dịch vụ huy động vốn với tốc độ gia tăng vốn huy động qua các năm vẫn chưa đều, chưa tương xứng với
tiềm năng của ngân hàng. Lượng tiền gửi thanh toán không tăng giữa các năm cho
thấy các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt chưa thực sự hấp dẫn khách
hàng.
-
Dịch vụ cho vay với tốc độ tăng trưởng dư nợ chưa cao so với tốc độ tăng trưởng
nguồn vốn huy động. Điều này có thể làm gia tăng chi phí cho lượng tiền gửi dư
thừa dẫn đến giảm thu nhập của các ngân hàng nhà nước.
-
Dịch vụ thanh toán và các dịch vụ khác chưa mang lại thu nhập cao cho các ngân hàng thương mại.
-
Dịch vụ thẻ vẫn mang tính rời rạc do có sự khác biệt trong quan điểm giữa các ngân hàng thương mại.
Phạm vi phát hành thẻ chủ yếu tập trung ở thành phố Vinh. Đối tượng sử dụng thẻ
vẫn còn hạn chế. Dịch vụ POS hoạt động không hiệu quả, số lượng giao dịch phát
sinh thấp
*Về hệ thống mạng lưới và nhân sự
Tuy
mở rộng mạng lưới nhưng có một số PGD của các ngân hàng thương mại
hoạt động thực sự không hiệu quả và ảnh hưởng tới uy tín ngân hàng thương mại
Chất lượng nhân sự cao của
các ngân hàng thương mại trên địa bàn Tỉnh là chưa nhiều mặc
dù các ngân
hàng thương mại đã thường
xuyên tổ chức các đợt tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho các các nhân viên chi
nhánh của mình.
Đạo đức nghề nghiệp của một
số nhân viên ngân hàng còn chưa cao làm giảm hiệu quả công việc và ảnh hưởng đến
danh tiếng của ngành ngân hàng trên địa bàn Tỉnh.
*Về công tác thanh tra giám sát
Các
tiêu chuẩn thanh tra giám sát chưa theo kịp các tiêu chuẩn quốc tế để hỗ trợ
các ngân hàng. Và đôi khi công tác thanh tra giám sát còn mang tính hình thức.
Luật
và các quy định trao cho thanh tra viên thẩm quyền rộng trong việc khắc phục và
sửa chữa các sai phạm nhưng ít khi thẩm quyền này được sử dụng.
c. Nguyên
nhân
-
Các văn bản pháp luật về thanh tra giám
sát ngân hàng nhà nước chưa đồng bộ và thường xuyên thay đổi nên ảnh hưởng lớn
đến công tác này của ngân hàng nhà nước chi nhánh Nghệ An.
-
Mức sống bình quân của dân cư chưa cao
và thói quen tiêu dùng tiền mặt ăn sâu bám rễ trong tư tưởng người dân.
-
Doanh nghiệp hoạt động trên địa bản tỉnh
Nghệ An chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên chưa tiếp cận nhiều với các dịch
vụ thanh toán hiện đại.
-
Số lượng dịch vụ chưa đa dạng, phong
phú và chất lượng dịch vụ không cao.
-
Trình độ chuyên môn nghề nghiệp, thái độ
phục vụ của nhân viên ngân hàng, đặc biệt khối ngân hàng thương mại Nhà nước vẫn
còn nhiều hạn chế.
-
Các chi nhánh ngân hàng thương mại trên
địa bàn chưa chú trọng ứng dụng Marketing trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ
và uy tín của ngân hàng thương mại mình.
-
Công nghệ ngân hàng còn nhiều hạn chế.
3.
Các giải pháp về phát triển hạ tầng dịch vụ ngân hàng thời gian tới
a.
Giải pháp về sản phẩm, dịch vụ ngân hàng
-
Các
ngân hàng thương mại cần tăng cường mở rộng, đa dạng hóa các
loại hình dịch vụ đặc biệt là các dịch vụ thanh toán và các dịch vụ khác.
- Triển khai
nhiều chương trình quảng bá về sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện có; thông qua
nhiều kênh khác nhau: tại quầy giao dịch, tiếp thị, quảng cáo…
-
Cần nghiên cứu một số dòng sản phẩm đặc thù có khả năng phát triển mạnh ở địa
phương từ đó có chiến lược quảng cáo, tiếp thị.
-
Không ngừng cập nhật nâng cao tính tiện ích và tính bảo mật đối với dịch vụ
Internetbanking, phối hợp với các đơn vị viễn thông khai thác dịch vụ
Mobilebanking…..
- Chú
trọng tới khâu quản lý và kỹ thuật trong công tác phát hành và thanh toán
thẻ, đảm bảo thời gian phát hành nhanh, đáp ứng đa dạng tiện ích và đảm bảo an
toàn cho dịch vụ thẻ; nghiên cứu để đa dạng hóa danh mục thẻ; tăng cường kiểm
tra, bảo trì, bảo dưỡng máy ATM, tổ chức điểm đặt máy ATM an toàn, tiện lợi.
b.
Giải pháp về nhân lực
Không
ngừng nâng cao chất lượng nhân viên ngân hàng cả về chuyên môn nghiệp vụ và đạo
đức nghề nghiệp thông qua cơ chế tuyển dụng nhân sự ngân hàng, thường xuyên tổ
chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ cho nhân viên ngân hàng. Đặc biệt, với
nghiệp vụ thanh toán quốc tế thì cần có các cán bộ chuyên sâu, am hiểu luật
pháp và thông lệ quốc tế để cung cấp dịch vụ tư vấn hiệu quả, giảm thiểu rủi ro
cho ngân hàng và khách hàng.
Tại
quầy giao dịch, giao dịch viên cần có kỹ năng giao tiếp văn minh, khai thác nhu
cầu chuyển tiền của khách hàng để cung ứng dịch vụ thanh toán một cách tốt nhất;
Đồng thời tư vấn khách hàng gửi tiền kỳ hạn dài nhằm nâng cao tính chủ động cho
nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng.
c. Giải pháp về chính sách
Các
cơ quan ban ngành các cấp chính quyền thường xuyên công bố và tuyên truyền các
đường lối chính sách về phát triển kinh tế của Tỉnh Nghệ An nói chung và các
huyện thị nói riêng để các ngân hàng thương mại trên địa bàn tiếp cận và có những
chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tỉnh nhà.
BM TÀI CHÍNH - NGÂN
HÀNG