1.      Sự cần thiết triển khai mô hình đào tạo tiếp cận CDIO tại Khoa Kinh tế

 

Đối từng ngành, từng môn học, phương pháp tiếp cận CDIO đã gợi những luận điểm quan trọng trong đổi mới cách xác định chuẩn đầu ra (CĐR), xây dựng nội dung chương trình và đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội. Chương trình đào tạo Cử nhân Kinh tế là chương trình đòi hỏi người được đào tạo sau khi tốt nghiệp đảm bảo đủ trình độ nghiệp vụ và chuyên môn nghề nghiệp (lí thuyết và/hoặc thực hành) để áp dụng vào thực tế công việc. Cử nhân kinh tế cần phải có những năng lực toàn diện theo CDIO có đủ trình độ kỹ năng nghề nghiệp để phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển đất nước bao gồm tri thức, kĩ năng chuyên môn mà còn phát triển năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá thể. Đề xướng CDIO và 12 tiêu chuẩn nhằm cải cách toàn diện hoạt động đào tạo cử nhân Kinh tế trong bối cảnh nghề nghiệp và xã hội là một sự phù hợp tất yếu.

Giảng dạy theo tiếp cận CDIO phải giúp cho giảng viên tuân thủ các chuẩn mực về thiết kế dạy học và chuyển tải CĐR của chương trình trong từng bài giảng, từng hoạt động dạy học, với quy trình cụ thể đảm bảo việc giảng dạy diễn ra thuận lợi, hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tiễn ở nước ta. Nguyên tắc này đòi hỏi toàn thể cán bộ giảng viên phải xem việc tiếp cận CDIO phải là một giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng đào tạo. Các giảng viên phải nhìn nhận toàn diện hơn về phương pháp giảng dạy và học tập cũng như cách đánh giá sinh viên.

Việc đào tạo cử nhân kinh tế theo hướng tiếp cận CDIO sẽ gắn kết được cơ sở đào tạo với yêu cầu của người tuyển dụng, từ đó thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo của nhà trường và yêu cầu của nhà sử dụng nguồn nhân lực; Giúp người học phát triển toàn diện với các kĩ năng cứng và kĩ năng mềm để nhanh chóng thích ứng với môi trường làm việc luôn thay đổi và thậm chí là đi đầu trong việc thay đổi đó; Giúp môn học và chương trình đào tạo được xây dựng và thiết kế theo một quy trình chuẩn; Các công đoạn quá trình đào tạo có tính liên thông và gắn kết khoa học chặt chẽ…

Hơn thế, việc áp dụng mô hình CDIO sẽ giúp khoa Kinh tế nhanh chóng nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và từng bước đạt chuẩn quốc tế hướng đến trong một vài năm tới sẽ có một số ngành đào tạo đạt được chuẩn kiểm định của AUN như chính định hướng của Nhà trường.

 

2. Vai trò của học phần Nhập môn ngành Kinh tế tiếp cận CDIO trong chương trình đào tạo Đại học các ngành Kinh tế

Giúp người học hiểu được hiểu được vai trò của ngành kinh tế và xu hướng vận động của khối ngành kinh tế trong cơ cấu ngành nghề đào tạo đại học hiện nay; đồng thời hiểu về cơ hội việc làm cũng như chuẩn mực nghề nghiệp của cử nhân kinh tế.

Giúp người học nhận thức được các đặc điểm học tập ở đại học và các phương pháp học tập hiệu quả; lập kế hoạch và thực hành các phương pháp học tập và tạo động lực học tập hiệu quả; tin tưởng và tích cực học tập.

Cung cấp những khái niệm cơ bản về vấn đề và giải quyết vấn đề kinh tế, một số phương pháp cơ bản để giải quyết vấn đề kinh tế.

Cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng để thành lập nhóm; tổ chức hoạt động nhóm; có khả năng phát triển và lãnh đạo nhóm; đồng thời có khả năng làm việc trong các nhóm đa ngành từ nhóm gia đình đến xã hội, từ nhóm học tập đến vui chơi giải trí, từ nhóm lao động đến sáng tạo...

Trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng giao tiếp nhằm xây dựng chiến lược giao tiếp hiệu quả; có khả năng giao tiếp bằng văn bản và đa phương tiện; có khả năng thuyết trình hiệu quả; đồng thời có khả năng phát triển các mối quan hệ xã hội.

3. Thuận lợi trong giảng dạy học phần Nhập môn ngành Kinh tế tiếp cận CDIO tại khoa Kinh tế

Thuận lợi lớn nhất khi triển khai giảng dạy học phần Nhập môn ngành Kinh tế tiếp cận CDIO tại Khoa Kinh tế là Nhà trường luôn có những chính sách phù hợp; tạo điều kiện thuận lợi cho công tác triển khai CDIO (tập huấn, giao đề tài, hướng dẫn, học tập kinh nghiệm, tạo điều kiện về kinh phí….)

Thực tế đã có một số trường Đại học: Trường Đại học Duy Tân,  Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TPHCM… đã và đang thực hiện thành công mô hình đào tạo theo hướng tiếp cận CDIO. Chúng ta hoàn toàn có những cơ hội, điều kiện để học hỏi, thăm quan những mô hình này khi triển khai giảng dạy các học phần tiếp cận CDIO đối với ngành Kinh tế nói chung và học phần Nhập môn ngành Kinh tế tiếp cận CDIO nói riêng.

Sự đồng thuận, sự quyết tâm và sự tâm huyết của đa số các giảng viên, mà đặc biệt là Ban Lãnh đạo Trường, các Khoa, phòng ban, trung tâm, cũng như Ban lãnh đạo Khoa Kinh tế.

Đội ngũ giảng viên khoa Kinh tế đa số là trẻ, có năng lực, năng động, chịu khó học tập, dám đổi mới để không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy… điều này sẽ là một nhân tố quyết định sự thành công khi triển khai CDIO tại Khoa.

4. Khó khăn

1) Cả thầy và trò đều bỡ ngỡ về CDIO

2) Thời gian chuẩn bị giảng dạy học phần Nhập môn ngành Kinh tế ngắn:

- Tháng 2 năm 2016 các khoa chuyên ngành mới thực sự bắt đầu xây dựng chương trình khung, chương trình chi tiết;

- Tháng 8-9/2016 tiến hành điều tra các đối tượng liên quan về khung chương trình đào tạo các ngành;

- Tháng 12/2016 hoàn thiện khung, nghiệm thu sản phẩm các ngành;

- Tháng 2/2017 bắt đầu nghiên cứu xây dựng CĐR, đề cương bài giảng, bài giảng học phần;

- Tháng 9/2017 áp dụng giảng dạy khóa 58.

3) Tài liệu phục vụ biên soạn học phần Nhập môn ngành Kinh tế hiếm (chưa có 1 bài giảng Nhập môn ngành Kinh tế nào để tham khảo, chưa tài liệu nói Nhập môn ngành Kinh tế tiếp cận CDIO;

4) Giảng viên dạy đồng thời cho nhiều lớp đông (từ 80-100 sinh viên/1 lớp) nên không đủ thời gian cho việc tương tác ở nhà của giảng viên với sinh viên và chuẩn bị những điều kiện thật sự cần thiết trong mỗi tiết giảng.

5) Cơ sở vật chất chưa đồng bộ, điều kiện vật chất của sinh viên có những khó khăn trong việc sử dụng máy tính, mạng tương tác với giảng viên.

6) Bố trí thời lượng cho mỗi buổi lên lớp chưa thật sự hợp lý: Mỗi buổi lên lớp 2 tiết, rất khó để tiến hành các tương tác và thảo luận nhóm với sinh viên.

7) Bản chất CDIO cho ngành kỹ thuật

5. Giải pháp

1) Nâng cao nhận  thức và hiểu biết của cán bộ, giảng viên, sinh viên về lợi ích của CDIO nói chung và học phần Nhập môn ngành Kinh tế nói riêng;

2) Tăng cường cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu giảng dạy CDIO:Việc áp dụng cách tiếp cận CDIO đòi hỏi có những điều kiện cơ bản về mặt cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng của trường học, đội ngũ giảng viên, nhân viên đáp ứng được những tiêu chuẩn của CDIO và phải có một hệ thống quy trình xử lý chuẩn và thống nhất để đảm bảo sự thành công của chương trình. Do vậy, sự đầu tư ban đầu và tái phân bổ về nguồn lực là cần thiết.

3) Có sự phối hợp chặt chẽ các bộ phận liên quan:Tổ chức đào tạo theo cách tiếp cận CDIO liên quan đến rất nhiều yếu tố như: giảng dạy, học tập, công tác quản lý đào tạo, quản lý sinh viên, cơ sở vật chất, môi trường học tập... Mỗi yếu tố này lại liên quan đến nhiều phòng ban và cá nhân, từ sinh viên, giảng viên, chuyên viên đến các cán bộ quản lý. Điều này là khó khăn nên rất cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa tất cả các cá nhân, các phòng ban và bộ phận trong tổ chức.

4) Tăng cường tập huấn, tham quan thực tế cho cán bộ trước khi giảng dạy các học phần CDIO, đặc biệt là tham quan tại các trường có đào tạo khối ngành Kinh tế.

5) Hoàn thiện việc xây dựng kế hoạch học tập: nên bố trí 4 tiết/ buổi để thuận lợi trong thảo luận, tương tác giữa sinh viên với giảng viên; lớp sinh viên tối đa 50 sinh viên/ lớp; mỗi giảng viên dạy CDIO tối đa 02 lớp/ học kỳ.