Theo đó, nguyên tắc thận trọng đòi hỏi
doanh nghiệp phải: a/ Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn; b/
Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập; c/ Không
đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí; d/ Doanh thu và
thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi
ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát
sinh chi phí.
Một số định
nghĩa khác về nguyên tắc thận trọng kế toán:
“Không dự báo lợi ích nhưng trích lập
dự phòng cho tất cả các khoản lỗ có thể có” (Bliss. 1924);
“Là báo cáo giá trị thấp nhất trong số
các giá trị có thể có của tài sản và giá trị cao nhất đối với các khoản nợ”
(Watts và Zimmerman (1986)).
Từ quan điểm bảng CĐKT, Feltham và
Ohlson (1995) mô tả TTKT: khi đánh giá tài sản theo nguyên tắc cơ sở dồn tích
thì giá trị ghi sổ luôn được đánh giá thấp hơn trong mối tương quan với giá trị
thị trường của nó. Beaver và Ryan (2000) đã tìm thấy sự khác biệt chắc chắn giữa
giá trị ghi sổ và giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu có mối quan hệ mật thiết
với các chỉ tiêu đánh giá TTKT (ví dụ như chi phí R&D, chi phí quảng cáo và
dự phòng LIFO…).
Từ quan điểm báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh, Givoly và Hyan (2000) định nghĩa TTKT là một sự lựa chọn các nguyên
tắc kế toán dẫn đến việc tạo ra sự chênh lệch lợi nhuận được ghi nhận giữa kế
toán theo cơ sở tiền và theo cơ sở dồn tích.
Basu (1997) và Watts (2003a) định
nghĩa TTKT là những yêu cầu xác minh không cân xứng về lợi ích và tổn thất. Quy
ước này của TTKT được phản ánh trong chuẩn mực BCTC (SFAS) khoản 5 “Dự phòng
trong kế toán”. Chuẩn mực này yêu cầu ghi nhận dự phòng tổn thất khi chúng có
khả năng xảy ra với giá trị có thể được ước tính hợp lý.Tuy nhiên, lợi ích chưa
chắc chắn không được phép ghi nhận dù nó có thể xảy ra và có thể ước tính một
cách hợp lý. Do vậy, lợi nhuận phản ánh những thông tin xấu nhanh hơn là thông
tin tốt.
Nội dung thực hiện nguyên tắc thận trọng trong doanh nghiệp:
Nội dung chính của nguyên tắc thận trọng
là kế toán được phép ghi nhận tăng chi phí hoặc ghi giảm tài sản khi có dấu hiệu
xảy ra, còn ghi nhận doanh thu hoặc tăng nguồn vốn, tài sản khi có bằng chứng
chắc chắn.
Theo thông tư 228/2009/TT-BTC ngày
07/12/2009 của Bộ Tài chính về “Hướng dẫn
chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất
các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa,
công trình xây lắp tại doanh nghiệp” quy định: “Căn cứ vào
biến động thực tế về giá hàng tồn kho, giá chứng khoán, giá trị các khoản đầu
tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và cam kết bảo hành sản phẩm, hàng hóa, doanh
nghiệp chủ động xác định mức trích lập, sử dụng từng khoản dự phòng đúng mục
đích và xử lý theo các quy định cụ thể”.
Trong thực tế, doanh nghiệp có thể
thực hiện nguyên tắc thận trọng do có quy định của pháp luật hoặc do các ước
tính kế toán của doanh nghiệp. Vì vậy Beaver và Ryan (2005) phân loại việc thực
hiện nguyên tắc thận trọng kế toán theo 2 trường hợp là: thận trọng có điều
kiện và thận trọng không có điều kiện. Khác biệt chính giữa hai dạng nguyên tắc
thận trọng là việc thực hiện nguyên tắc thận trọng có điều kiện phụ thuộc vào
các sự kiện tin tức kinh tế trong khi đó nguyên tắc thận trọng vô điều kiện
không phụ thuộc vào yếu tố này.
Nguyên tắc thận trọng có điều kiện
xảy ra khi các thông tin kinh tế tiêu cực có ảnh hưởng tới lợi nhuận được ghi
nhận nhanh hơn các thông tin kinh tế tích cực. Nói cách khác, nguyên tắc thận
trọng có điều kiện có đặc điểm là thời điểm và điều kiện không giống nhau khi
ghi nhận các thông tin kinh tế tiêu cực và tích cực vào BCTC của doanh nghiệp.
Theo đó, các quy định về kế toán (do các cơ quan có thẩm quyền ban hành) cho
phép doanh nghiệp ghi nhận giảm giá trị tài sản hoặc ghi nhận chi phí khi có
bằng chứng cho thấy có khả năng xảy ra, trong khi chỉ được phép ghi nhận doanh
thu hay tăng tài sản ghi có bằng chứng chắc chắn. Tại Việt Nam, trong chuẩn
mực kế toán Việt Nam số 01 cũng thể hiện điều này. Các ví dụ về
nguyên tắc thận trọng có điều kiện bao gồm: Kế toán được phép trích lập các
khoản dự phòng tổn thất tài sản (giảm giá hàng tồn kho, đầu tư tài chính, nợ
phải thu khó đòi) theo các quy định; Đánh giá lại nguyên giá tài sản cố định…
Nguyên tắc thận trọng vô điều kiện
xảy ra khi doanh nghiệp thực hiện việc ghi nhận một cách nhất quán giá trị tài
sản thấp hơn giá trị kế toán ròng. Khác với nguyên tắc thận trọng có điều kiện,
nguyên tắc thận trọng vô điều kiện không phụ thuộc vào các thông tin sự kiện.
Khi đó doanh nghiệp căn cứ vào tình hình thực tế để ghi nhận vào chi phí các
trường hợp cụ thể. Các ví dụ về nguyên tắc thận trọng vô điều kiện bao gồm
phương pháp khấu hao nhanh, chi phí nghiên cứu và phát triển, các khoản trích
trước (trích trước chi phí sửa chữa, chi phí bảo hành)…
Phương pháp đánh giá việc thực hiện nguyên tắc thận trọng kế toán tại các
doanh nghiệp
ü Thận
trọng có điều kiện dựa trên nghiên cứu của Basu (1997) – Basu’s Asymmetric
Timeliness Measure (AT)
Phương pháp đo lường tính
thận trọng đầu tiên dựa trên phương pháp của Basu (1997) – gọi tắt là phương pháp AT. Khi kế toán thực hiện nguyên tắc thận
trọng kế toán, thu nhập phản
ứng với “thông tin xấu” (thông tin làm tăng doanh thu hoặc tăng giá trị doanh nghiệp)
nhanh hơn “thông tin tốt” (thông tin làm tăng chi phí hoặc
làm giảm giá trị doanh nghiệp) do tính không cân xứng trong việc xác minh các khoản lãi và lỗ. Mặc dù tính kịp thời ghi nhận các sự
kiện kinh tế trong kế toán đã được biết đến từ nghiên cứu của Warfield và Wild
(1992) nhưng Basu(1997) là người đầu tiên nghiên cứu mối quan hệ giữa việc
không cân xứng trong thời điểm ghi nhận thông tin kế toán với thận trọng kế
toán: sự chênh lệch thời điểm ghi nhận thông tin tốt và xấu của doanh nghiệp
càng cao thì cho thấy mức độ doanh nghiệp áp dụng nguyên tắc thận trọng càng
cao. Từ kinh nghiệm, Basu (1997) đã phát triển mô hình hồi quy cắt ngang, còn gọi
là mô hình hồi quy Basu, để ước tính mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng
trong doanh nghiệp.
Basu sử dụng sức
sinh lời thị trường của cổ phiếu (stock markets return) làm cơ sở xác định
doanh nghiệp có thông tin tốt hay thông tin xấu. Giá cổ phiếu được xác định trên cơ sở kết hợp
tất cả các thông tin trên thị trường một cách kịp thời từ nhiều nguồn, bao gồm cả báo cáo thu nhập của doanh nghiệp. Do đó,
sự thay đổi giá cổ
phiếu là tiêu chuẩn đánh
giá tin tức thu được trong từng giai đoạn. Trong khi đó, báo cáo thu nhập của doanh nghiệp chịu sự ảnh hưởng của
tính bất cân xứng trong việc kịp thời ghi nhận thông tin – thông thường tiếp nhận thông tin xấu nhanh hơn so với thông tin tốt. Hàm hồi quy của Basu như sau:
Xit = β0 + β1Dit
+ β2Rit + β3 Dit Rit +μit
(1)
Trong đó:
Xit là thu nhập mỗi cổ phiếu
sau khi đã loại trừ các khoản mục tăng thêm hay giảm đi của giá cổ phiếu đầu kỳ:
Xt = EPSit/Pit
(EPSit : là thu nhập trên
mỗi cổ phiếu của công ty i cuối năm t
Pit : là giá mở cửa của công ty i năm t)
Rit là tỷ lệ lợi
nhuận cổ phiếu (mức sinh lời của cổ phiếu) của công ty i được tính cho cả kỳ 12
tháng theo số liệu CRSP vào ngày cuối cùng của năm tài chính thứ t. Basu sử dụng
Rit để thể hiện “thông tin tốt” và “thông tin xấu”. Một doanh nghiệp
được coi là có “thông tin tốt” nếu Rit ≥ 0, ngược lại một doanh nghiệp
được coi là “thông tin xấu” nếu Rit < 0.
Dit là biến giả
có giá trị = 1 trong trường hợp thông tin xấu (tỷ lệ lợi nhuận cổ phiếu điều chỉnh
theo thị trường giảm (Rit < 0)); Dit = 0 trong trường
hợp thông tin tốt (tỷ lệ lợi nhuận cổ phiếu điều chỉnh theo thị trường không
thay đổi hoặc tăng (Rit ≥0));
Mô hình hồi quy Basu sử dụng
biến giả Dit, do đó cho phép các hệ số độ dốc và hệ số chặn thể hiện
sự khác biệt giữa hai nhóm. Về bản chất, Basu xem xét mô hình hồi quy giữa hai
biến tỷ lệ lợi nhuận kế toán (EPS/P) và mức sinh lời của cổ phiếu (R) cho từng
trường hợp “thông tin tốt” và “thông tin xấu”:
Đối với “thông tin tốt”
(Rit ≥ 0): D = 0, hệ số góc của mô hình là β0
Đối với “thông tin xấu”
(Rit < 0): D = 1, hệ số góc của mô hình là (β0 + β1)
Các hệ số góc (độ dốc) của
mô hình thể hiện mức độ bất đối xứng về tính kịp thời trong việc ghi nhận thông
tin vào giá trị lợi nhuận của công ty.
Hệ số chặn β3
là hệ số thể hiện tính kịp thời không cân xứng khi ghi nhận thông tin, cũng
chính là hệ số chính thể hiện mức độ thận trọng kế toán trong mô hình của Basu.
β3 càng cao thì mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng kế toán của
công ty càng cao. Nó được kỳ vọng là dương và có ý nghĩa thống kê.
Ưu điểm của phương pháp
Basu là: (1) được áp dụng rộng rãi, gần như là trong vòng 9 năm sau khi nó ra đời
thì đây là thước đo duy nhất được sử dụng trong nghiên cứu về việc nguyên tắc
thận trọng trong kế toán; (2) Nhiều nghiên cứu sử dụng phương pháp của Basu đã
cho kết quả nghiên cứu thực nghiệm phù hợp với giả thuyết nghiên cứu của họ,
làm gia tăng sự tin tưởng của các nhà nghiên cứu không chỉ trong lý thuyết mà
còn trong phương pháp đo lường (Ryan, 2006); (3) Phương pháp của Basu rất thích
hợp để phân tích mặt cắt ngang mẫu lớn, mình chứng bằng việc sử dụng mô hình hồi
quy Basu trong các nghiên cứu có quy mô rất lớn, so sánh giữa các quốc gia trên
thế giới.
Tuy nhiên các nhà nghiên
cứu cũng chỉ ra một số nhược điểm của mô hình hồi quy Basu (1997): (1) Phương
pháp này có thấy kém hiệu quả trong thiết kế nghiên cứu chuỗi thời gian (Givoly
và cộng sự, 2007); (2) Phương pháp này không thực hiện được khi thông tin được
tổng hợp trong một khoảng thời gian (Givoly và cộng sự, 2007); (3) Dietrich
và cộng sự (2007)
cho rằng các đặc điểm kỹ thuật của phương pháp Basu bị chệch và suy luận dựa trên phương pháp Basu không đáng tin cậy. Xu hướng sử dụng các phương pháp
phân vùng mẫu và lựa chọn loại bỏ yếu tố lạm phát cho các biến trong hàm hồi quy; (4) có một số vấn đề đồng thời
trong mối quan hệ giữa lợi nhuận và mức sinh lời của cổ phiếu (Beaver và cộng sự,
2008); (5) Phương pháp của Basu không cung cấp phương pháp đo lường việc thực
hiện nguyên tắc thạn trọng cho các doanh nghiệp cụ thể;
Trong thực tế, nhiều nghiên cứu trước đây đã sử dụng phương pháp đo lường
tính thận trọng của Basu (Pope và Walker 1999, 2000, 2003; Givoly và Hayn, 2000; Holthausen và Watts, 2001; Ryan và
Zarowin, 2003;
Raonic và cộng sự, 2004;
Bushman và Piotroski, 2006;
Roychowdhury và Watts, 2006; và nhiều người
khác), những nghiên cứu
này đã có được bằng chứng thực nghiệm phù hợp với lý thuyết đương đại.
ü Thận
trọng có điều kiện dựa trên nghiên cứu của Ball và Shivakumar (2005) – Asymmetric Accrual to
Cash-flow Measure (AACF)
Phương pháp đo lường tính thận trọng
thứ hai dựa trên phương pháp tiếp cận của Ball và
Shivakumar (2005) – gọi
tắt là phương pháp AACF. Phương pháp này sử dụng hàm hồi quy tương quan giữa giá trị kế toán dồn
tích (ACC) và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phương pháp này được phát triển từ mô hình của
Basu (1997) nhằm ước tính được mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng kế toán tại
các công ty không niêm yết (không công khai thông tin trên thị trường chứng
khoán) khi công có thông tin về giá cổ phiếu.
Việc ghi nhận không kịp thời và không
cân xứng giữa lợi ích
kinh tế và thiệt hại
kinh tế (doanh thu dự kiến và chi phí dự kiến) cũng tạo ra sự bất đối xứng
trong phương pháp trích trước. Ball và Shivakumar (2005) lập luận rằng mối liên
hệ ngược chiều giữa
thu nhập và dòng tiền từ
hoạt động kinh doanh được đề cập tới lần đầu tiên bởi Dechow (1994) ít thể hiện trong thông tin xấu như một
hệ quả của sự bất đối xứng yêu cầu xác minh thu nhập khi có các thông tin tốt và xấu. Các thiệt hại kinh tế được ghi nhận ngay khi có cơ sở bởi các khoản
trích trước chưa thực hiện, trong khi lợi ích kinh tế được ghi nhận khi đã thực hiện phát sinh bằng tiền mặt. Để kiểm
tra sự bất đối xứng các khoản
trích trước Ball và Shivakumar kiến nghị sử dụng mô hình:
ACCt =
β0 + β1DCFOt
+ β2CFOt + β3CFOt x DCFOt + μt (2)
Trong đó:
ACC: Giá trị kế toán dồn tích từ hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp i trong năm t, được đo bằng chênh lệch giữa
Lợi nhuận sau thuế TNDN và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty i
trong năm t: ACC = LNst
– CFO
Chỉ tiêu này được tính toán dựa trên thông tin trên báo cáo
lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.
CFO: Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty trong năm
tài chính t.
DCFO là một biến giả có
giá trị bằng 1
trong các trường hợp
CFO < 0 (âm) và bằng
0 trong các trường hợp CFO
>=0.
Trong mô hình này, β2 dự kiến sẽ là âm đáng kể cho thấy sự tương quan ngược
chiều giữa khoản giá trị kế toán dồn tích và dòng tiền mặt; β3 dự kiến sẽ dương đáng kể khi có sự hiện diện của thận trọng có điều
kiện, cho thấy một mối
liên hệ cùng chiều giữa dòng
tiền và các khoản giá trị kế toán dồn tích khi tiếp nhận thông tin xấu, đó là, các khoản lỗ trích trước có nhiều khả năng làm giảm dòng tiền.
Cả hai phương pháp AT và AACF đều nghiên cứu về thận trọng
trong kế toán dựa trên ý tưởng cơ bản giống nhau là tính kịp thời đối xứng và
được ước tính từ các mô hình với một cấu trúc giống nhau. Về cơ bản, cả 2 mô
hình hồi quy đều sử dụng biến lợi nhuận
để đại diện cho việc kế toán ghi nhận thông tin kinh tế. Cả hai mô hình đều sử
dụng biến giả (DR và DCFO) để phân biệt giữa “tin tốt” và “tin xấu”. Sự khác
biệt chính giữa hai phương pháp xuất phát từ việc lựa chọn khác nhau về tiêu
chí đại diện cho “thông tin kinh tế” và biến phụ thuộc. Mô hình AT của Basu
(1997) sử dụng chỉ tiêu lợi tức cổ phiếu (stock market return) để đại diện cho
thông tin, trong khi đó mô hình AACF của Ball và Shivakumar (2005) sử dụng chỉ
tiêu dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh. Đối với biến phụ thuộc, mô hình
AT của Basu (1997) sử dụng tổng lợi nhuận (để tính ra EPS), trong khi đó mô
hình AACF chỉ sử dụng thành phần giá trị kế toán dồn tích (accrual). Ball và Shivakumar
(2005) sử dụng phần chênh lệch giữa lợi nhuận và dòng tiền từ hoạt động kinh
doanh vì theo quan điểm của họ, khi áp dụng nguyên tắc thận trọng kế toán thì
chỉ ảnh hưởng đến phần dự thu trong thu nhập hoặc phần dự chi trong chi phí hơn
là các luồng tiền mặt thành phần.
Trong nghiên cứu của Wang và cộng sự (2009) khi xem xét 52
bài báo về thận trọng kế toán trước năm 2009 thì chỉ có 7 bài tiếp cận phương
pháp AACF của Ball và Shivakumar (2005). Tỷ lệ tương đối thấp này có thể do
phương pháp AACF mới xuất hiện gần đây nhất, tuy nhiên các nhà nghiên cứu ngày
càng quan tâm đến phương pháp đo lường này để thay thế cho phương pháp của Basu
(1997) hoặc sử dụng đồng thời để hạn chế những nhược điểm của mô hình AT.
Những ưu điểm và nhược điểm của phương pháp AACF chưa được
thảo luận ở trong bài nghiên cứu nào về nguyên tắc thận trọng kế toán, có thể
do thực tế phương pháp này tương đối mới và nhược điểm của nó thì chưa được xác
nhận.
ü Phương
pháp tỷ lệ giá trị thị trường so với giá trị sổ sách – The Market-to-Book ratio
(MTB)
Phương pháp MTB được giới thiệu đầu tiên bởi Feltham và
Ohlson (1995), sau đó được phát triển bởi Zhang (2000), Beaver và Ryan (2000).
Theo phương pháp này, nếu các yếu tố khác không đổi, một hệ thống kế toán thực
hiện nguyên tắc thận trọng sẽ có xu hướng làm giảm giá trị ghi sổ một cách
tương đối so với giá trị thị trường của nó. Do đó, tỷ lệ giữa giá trị thị
trường và giá trị ghi sổ (MTB) cao tương ứng với một mức độ cao hơn của thận
trọng kế toán trong doanh nghiệp và ngược lại. Từ tỷ lệ MTB, Beaver và Ryan
(2000) đã phát triển một cách chọn lọc để sử dụng MTB như một công cụ đo lường
việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong doanh nghiệp, áp dụng rộng rãi trong
nhiều nghiên cứu.
Bản chất của phương pháp này đó là kế toán được phép ghi nhận
các khoản chi phí khi có bằng chứng có khả năng xảy ra (như trích lập dự phòng,
trích trước chi phí phải trả, đánh giá lại giá trị tài sản…), do đó giá trị ghi
sổ của vốn chủ sở hữu có thể bị đánh giá thấp hơn giá trị thị trường của nó.
Trong đó giá trị thị trường được ghi nhận trên sơ sở giá trị vốn hóa thị trường
của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán. Hiện trượng này xảy ra có nguồn
gốc xuất phát từ sự bất cân xứng thông tin giữa nhà quản trị doanh nghiệp và
nhà đầu tư. Nhà đầu tư thường quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của
doanh nghiệp (ROE) để đánh giá giá trị doanh nghiệp (giá cổ phiếu) mà không có
đầy đủ thông tin về hoạt động của doanh nghiệp. Beaver và Ryan (2000) phát
triển một cách có chọn lọc trong việc sử dụng
tỷ lệ giá trị sổ sách trên giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu (BTM)
như là phương pháp đo lường thận trọng kế toán của doanh nghiệp. Do tỷ suất
sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) được đánh giá trên cơ sở thông tin các năm
trước của doanh nghiệp, do đó trong mô hình hồi quy ước lượng mức độ thận trọng
kế toán của các doanh nghiệp, Beaver và Ryan (2000) đã phân tách tỷ lệ BTM
thành 2 thành phần: thành phần độ lệch và thành phần độ trễ. Beaver và Ryan
(2000) cho rằng thành phần độ lệch của BTM được xem như là một chỉ số đo lường
việc thực hiện nguyên tắc thận trọng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Beaver và
Ryan (2000) phân tích hồi quy giữa BTM và ROE với độ trễ 6 năm bằng phương pháp
hồi quy dữ liệu mảng ảnh hưởng cố định.
BTMt,i = αt + αi + βjRt-j,i + εt,i
Trong
đó:
BTMt,i: tỷ lệ giữa giá
trị ghi sổ và giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp i tại thời
điểm cuối năm t
αi : Thành phần độ lệch
của tỷ lệ BTM của doanh nghiệp i
αt : Thành phần độ trễ
trong BTM đại diện cho các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu
Rt-j,i : Tỷ suất sinh lời
của vốn chủ sở hữu (ROE) trung bình của 6 năm trước
βj : hệ số hồi
quy của Rj,i
Theo Beaver
và Ryan (2000) trong mô hình hồi quy trên, thành phần độ lệch αi là
một thước đo chính xác hơn về mức độ áp dụng nguyên tắc thận trọng kế toán của
doanh nghiệp so với tỷ lệ BTM nguyên bản. Đây cũng là phương pháp được rất
nhiều nhà nghiên cứu sử dụng khi nghiên cứu về thận trọng kế toán trong doanh
nghiệp.
Ưu điểm quan trọng nhất của phương pháp này là nó đo lường được
hệ số αi cho từng doanh nghiệp trong từng năm nhất định.
ThS. Nguyễn Thị Bích Thủy
Tổ kế toán – khoa Kinh tế