NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY THEO HÌNH THỨC ONLINE
Ở BỘ MÔN KINH TẾ, KHOA KINH TẾ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TS. Nguyễn Hoài Nam
ThS.
Lương Thị Quỳnh Mai
ThS.
Nguyễn Văn Quỳnh
Khoa
Kinh tế, trường Đại học Vinh
Nâng cao chất lượng giảng dạy là một đòi hỏi tất yếu trong quá trình tồn tại
và phát triển của bất kì một cơ sở đào tạo nào. Trường Đại học Vinh thực hiện đào
tạo theo hệ thống tín chỉ từ năm học 2007-2008. Sau 8 năm thực hiện đào tạo này
đã đem lại những thành tựu đáng kể trong công tác đào tạo nhà trường, với quy
mô số lượng sinh viên ngày càng tăng, chất lượng giảng dạy đảm bảo. Cùng với
quá trình đó nhà trường đã áp dụng nhiều hình thức giảng dạy mới cho sinh viên. Một trong những hình thức giảng
dạy mới là học trực tuyến (Online).
Với hình thức giảng dạy Oline
đã đem lại những thành công nhất định như: giảm được số lượng giảng viên đứng
lớp, sử dụng kết hợp các công cụ thiết bị hiện đại trong giảng dạy, tiết kiệm
chi phí... thì hình thức giảng dạy Online còn bộc lộ một số hạn chế: sự tương
tác giữa sinh viên và giảng viên chưa cao, quản lý lớp học khó khăn, ý thức học
tập của sinh viên còn hạn chế.... Bài viết trên cơ sở đánh giá thực trạng giảng
dạy theo hình thức Online và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giờ
dạy Online.
1.
Bản chất giảng dạy Online
1.1. Khái niện dạy
Online
Hiểu theo nghĩa rộng, dạy
Online là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ
thông tin (CNTT) và truyền thông, đặc biệt là công nghệ thông tin.
Theo quan điểm hiện đại,
day Online là sự phân phát các nội dung học sử dụng các công cụ điện tử hiện đại
như máy tính, mạng vệ tinh, mạng Internet, Intranet,… trong đó nội dung học có
thể thu được từ các website, đĩa CD, băng video, audio… thông qua một máy tính
hay tivi; người dạy và người học có thể giao tiếp với nhau qua mạng dưới các
hình thức như: thư điện tử (e-mail), thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn
(forum), hội thảo, video…
Về hạ tầng
công nghệ thông tin của dạy Online: Ngoài Internet, các hệ thống thông tin
truyền thông chỉ cần có yếu tố mạng cũng được coi là cơ sở công nghệ của dạy
Online. Dạy Online là việc cung cấp nội dung thông qua tất cả các phương tiện
điện tử bao gồm Internet; Intranet; Trạm phát vệ tinh; Băng tiếng, hình; Tivi
tương tác và CDROOM. Dạy Online bao gồm tất cả các dạng điện tử (form of
electronics) hỗ trợ việc dạy và việc học.
Dạy Online
là một hình thức dạy học thông qua các thiết bị công nghệ thông tin để đáp ứng
một số lượng lớn sinh viên học cùng một lúc.
1.2.
Đặc điểm dạy Online
- Về sự thuận tiện:
Học dựa trên dạy Online được thực hiện phù hợp với số lượng sinh viên đông. Với
người quản trị, dễ dàng quản lý lớp học với số lượng lớn.
- Về chi phí và sự
lựa chọn: Chi phí cho lớp học với số lượng sinh viên đông sẽ giảm so với
chia ra nhiều lớp nhỏ. Bên cạnh đó, số lượng giáo viên đảm nhận môn học cũng
giảm xuống.
- Người học: Tham
gia học tập dựa trên dạy Online đòi hỏi người học phải có khả năng làm việc độc
lập với ý thức tự giác cao độ. Bên cạnh đó, cũng cần thể hiện khả năng hợp tác,
chia sẻ qua mạng một cách hiệu quả với giảng viên và các thành viên khác. Người
học cũng cần phải biết lập kế hoạch phù hợp với bản thân, tự định hướng trong
học tập, thực hiện tốt kế hoạch học tập đã đề ra.
- Về yếu tố công
nghệ: Sự hạn chế về kỹ năng công nghệ của người quản lý sẽ làm giảm đáng kể
hiệu quả, chất lượng dạy học dựa trên học Online. Bên cạnh đó, hạ tầng công
nghệ thông tin (mạng internet, băng thông, chi phí...) cũng ảnh hưởng đáng kể
tới tiến độ, chất lượng học tập.
2.
Thực trạng giảng dạy Online ở Bộ môn Kinh tế, khoa Kinh tế, trường Đại học Vinh
2.1.
Dạy Online ở Bộ môn Kinh tế
- Số lượng học phần đông, giảng dạy chủ yếu ở năm thứ nhất và năm
thứ 2 trong chương trình đào tạo: Bộ môn kinh tế chính thức đảm nhận 10 học phần trong chương trình
đào tạo hệ Đại học chính quy của các ngành Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Kế
toán, Tài chính ngân hàng. Số học phần Bộ môn thường xuyên giảng dạy bằng hình
thức Online là 06-08 học phần, với số lượng sinh viên mỗi môn học/ khóa học dao
động từ 850 - 1300.
Thời gian học các học
phần của Bộ môn Kinh tế trong khung chương trình đào tạo chủ yếu trong năm 1
năm 2 trong chương trình đào tạo hệ Đại học, đây là yếu tố tác động không nhỏ
đến kết quả học tập của sinh viên.
Bảng 1. Danh mục các học phần đảm nhận và hình thức giảng
dạy của Bộ môn (hệ chính quy)
STT
|
Tên học phần
|
Hình thức giảng dạy
|
Giảng dạy ở năm thứ
|
1
|
Lịch sử các học thuyết kinh tế
|
Online/ thường
|
1
|
2
|
Lịch sử kinh tế quốc dân
|
Online/ thường
|
1
|
3
|
Kinh tế vi mô 1
|
Online/ thường
|
1
|
4
|
Kính tế vĩ mô 1
|
Online/ thường
|
2
|
5
|
Kinh tế lượng
|
Online/ thường
|
2
|
6
|
Kinh tế quốc tế
|
Online/ thường
|
2
|
7
|
Nguyên lý thống kê
|
Online/ thường
|
2
|
8
|
Phương pháp NCKH kinh tế
|
Online/ thường
|
3
|
Nguồn: Bộ môn Kinh tế
- Đội ngũ giảng viên trẻ: Với đội ngũ giảng viên Bộ môn phần đa có độ tuổi dưới 35, cán bộ
đang trong thời gian đi học nâng cao trình độ. Bên cạnh đó trong số 06 giảng
viên dưới 35 tuổi đang trong thời gian nuôi con nhỏ hoặc chưa lập gia đình.
Bảng 2.
Độ tuổi và trình độ theo độ tuổi của giảng viên Bộ môn Kinh tế
STT
|
Độ tuổi
|
Số lượng giảng viên
|
Trình độ
|
1
|
>50
|
01
|
PGS.TS
|
2
|
40-50
|
01
|
PGS.TS
|
3
|
35-40
|
02
|
TS
|
4
|
<35
|
06
|
ThS
|
Nguồn: Bộ môn Kinh
tế
- Số lượng sinh viên: bình quân mỗi lớp hoc Online có từ 300-500 sinh viên, được
chia làm 3-6 phòng học, vì vậy việc quản lý sinh viên, sự tương tác giữa sinh
viên và giảng viên gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy và
tiếp thu bài của sinh viên.
Bảng 3. Số lượng sinh viên lớp học Online tại Bộ môn Kinh
tế năm học 2015-2016
Mã HP
|
Số TC
|
Lớp học phần
|
Khóa học
|
Số SV
|
Hình thức học
|
Ngày BĐ
|
Ngày KT
|
QT20007
|
2
|
PPNCKH kinh tế(115)_01
|
K54
|
390
|
LT
|
31/08/15
|
13/12/15
|
KT20004
|
3
|
Kinh tế vĩ mô I
(115)_01_Online 1
|
K55
|
490
|
LT
|
31/08/15
|
06/12/15
|
KT20004
|
3
|
Kinh tế vĩ mô I
(115)_06_Online 2
|
K55
|
350
|
LT
|
31/08/15
|
06/12/15
|
KT21005
|
3
|
Nguyên lý thống
kê(115)_02_Online 1
|
K55
|
485
|
LT
|
31/08/15
|
06/12/15
|
KT21005
|
3
|
Nguyên lý thống
kê(115)_05_Online 2
|
K55
|
360
|
LT
|
31/08/15
|
06/12/15
|
KT20001
|
3
|
Lịch sử kinh tế quốc
dân(215)_05_Online 2
|
K56
|
410
|
LT
|
15/2/2016
|
29/5/2016
|
KT20001
|
3
|
Lịch sử kinh tế quốc
dân(215)_04_Online 1
|
K56
|
430
|
LT
|
15/2/2016
|
29/5/2016
|
KT20086
|
3
|
Kinh tế vĩ mô
(215)_03_Online 1
|
K56
|
620
|
LT
|
15/2/2016
|
29/5/2016
|
KT20003
|
3
|
Kinh tế vi mô
I(215)_06_Online 1
|
K56
|
520
|
LT
|
15/2/2016
|
29/5/2016
|
KT20003
|
3
|
Kinh tế vi mô
I(215)_06_Online 2
|
K56
|
520
|
LT
|
15/2/2016
|
29/5/2016
|
QT20014
|
3
|
Kinh tế quốc tế(215)_08_Online
1
|
K56
|
520
|
LT
|
15/2/2016
|
29/5/2016
|
QT20014
|
3
|
Kinh tế quốc tế(215)_08_Online
2
|
K56
|
520
|
LT
|
15/2/2016
|
29/5/2016
|
QT20004
|
3
|
Kinh tế lượng(215)_03_Online
1
|
K55
|
480
|
LT
|
15/2/2016
|
5/6/2016
|
QT20004
|
3
|
Kinh tế lượng(215)_03_Online
2
|
K55
|
480
|
LT
|
15/2/2016
|
5/6/2016
|
Nguồn:
Thời khóa biểu năm học 2015-2016
2.2.
Các yếu tố tác động đến chất lượng giảng dạy Online tại Bộ môn Kinh tế
Để đánh giác các yếu
tố tác động đến chất lượng giảng dạy Online tại Bộ môn Kinh tế, nghiên cứu đã
tiến hành khảo sát 150 phiếu tại 3 môn học (Lịch sử kinh tế quốc dân, Kinh tế
vĩ mô I, Kinh tế lượng) với kết quả như sau:
Bảng
4. Các yếu tố tác động đến chất lượng giảng dạy các học phần Online
STT
|
Yếu
tố
|
Thang
đánh giá (điểm từ 1-5, theo mức độ quan trọng tăng dần)
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
1
|
Người học
|
6
|
27
|
42
|
36
|
39
|
2
|
Người dạy
|
3
|
6
|
29
|
53
|
59
|
3
|
Hình thức tổ chức dạy học
|
4
|
8
|
45
|
37
|
56
|
4
|
Hình thức kiểm tra, đánh giá
|
6
|
6
|
46
|
64
|
30
|
5
|
Phương tiện kỹ thuật dạy học
|
3
|
15
|
48
|
39
|
48
|
6
|
Công nghệ hỗ trợ trong giảng
dạy
|
2
|
13
|
51
|
45
|
42
|
7
|
Số lượng sinh viên
|
3
|
25
|
39
|
35
|
46
|
Nguồn: Số liệu điều tra
Nhìn vào bảng trên ta
thấy trong số các yếu tố tác động đến chất lượng giảng dạy các học phần Online
thì người dạy có tác động lớn nhất (59/150) người trả lời có trọng số cho mức
điiểm 5 (mức cao nhất), sau đó là đến hình thức tổ chức dạy học (56/150),
Phương tiện kỹ thuật dạy học (48/150), Số lượng sinh viên (46/150), Công nghệ
hỗ trợ trong giảng dạy (42/150), người học (39/150), hình thức kiểm tra đánh
giá có tủ lệ người trả lời ít nhất (30/150). Như vậy, sinh viên đánh giá người
dạy có vai trò rất quan trọng đối với kết quả học tập.
3.
Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy Online ở Bộ môn Kinh tế, khoa Kinh tế,
trường Đại học Vinh
3.1.
Đổi mới phương pháp giảng dạy
Đầu tiên, sinh viên
cần hiểu rõ cách dạy của các thầy cô trong giờ dạy online bậc Đại học. Mặc dù
cách dạy Đại ở Việt Nam
vẫn còn mang nhiều yếu điểm đè bẹp sự năng động của sinh viên như cách dạy đọc
chép của một số giảng viên, nhưng xu thế dạy của các thầy cô đang dần thay đổi
theo sự phát triển của giáo dục. Thầy cô ở bậc Đại học đóng vai trò là người
hướng dẫn, giải đáp thắc mắc, người đi trước trong ngành nghề truyền đạt lại
kiến thức, kinh nghiệm cho người đi sau. Khối lượng kiến thức ở mỗi môn học là
không hề nhỏ, bạn có thể dễ dàng thấy rõ điều này qua độ dày của những quyển
sách trong chương trình Đại học.
Thời gian lên lớp của thầy cô chủ yếu là
giải đáp các thắc mắc và hướng dẫn các tài liệu, các phần nên đọc trong học
phần của môn học. Cần chú ý, học ở Đại học chủ yếu là tự học, tự tìm tài liệu,
nhưng với số lượng tài liệu vô cùng lớn, khó mà sinh viên có thể tự mò mẫm
chính xác tài liệu thích hợp cho môn học. Vì vậy, cần có sự hướng dẫn của thầy
cô trong việc học của sinh viên.
3.2. Đổi mới
phương pháp học tập
Vì trong giờ học Online lớp học đông nên việc học nhóm cần phát huy hiệu quả,
nghĩa là chúng ta không phải ngồi trên lớp với các thầy cô bộ môn thay phiên
nhau dạy, cũng không phải ngồi ở nhà một thầy cô bộ môn nào đó để học mà chỉ có
ta với những người bạn.
Học nhóm là một
hình thức học hợp tác nâng cao chất lượng của mỗi thành viên nhờ học hỏi từ bạn
bè thông qua quá trính trao đổi và chia sẻ kiến thức cùng nhau, do đó có được
những kết quả học tập tiến bộ về nhiều mặt. Những ưu điểm của phương pháp học
nhóm:
- Góp phần xây
dựng tinh thần đồng đội và các mối quan hệ tương hỗ, đồng thời thúc đẩy sự tích
cực học tập của cá nhân, tạo sự gắn kết trong một “cộng đồng” bởi trong khi làm
việc nhóm, những mâu thuẫn sẽ nảy sinh từ đó yêu cầu phải giải quyết và để giải
được cần sự cố gắng của mỗi cá nhân cùng với trí tuệ của cả tập thể.
- Tăng khả năng
hòa nhập, có thêm tinh thần học hỏi và biết lắng nghe người khác thông qua phần
trình bày của bản thân và sự phản hồi của mọi người xung quanh.
- Tập hợp được
những ý kiến sáng tạo của từng cá nhân, mỗi người bổ sung một ý, từ đó sản phẩm
của học tập sẽ giàu tính sáng tạo và mang tính tập thể.
- Rèn luyện khả
năng thuyết trình trước tập thể, kĩ năng giao tiếp và tính tự giác của mỗi cá
nhân, khả năng làm cho người khác hiểu điều mình hiểu - đây là điểm yếu của đa
số sinh viên chúng ta hiện nay.
Những kĩ năng được rèn luyện trong
khi làm việc nhóm là rất quan trọng cho môi trường làm việc mới sau này, đây sẽ
là tiền đề để ta biết cách làm việc trong một môi trường tập thể.
3.3. Tăng cường
hỗ trợ công nghệ trong dạy và học
1)
Ứng dụng miễn phí của Google
Hiện nay một số ứng dụng miễn phí
giúp cho giáo viên có thể xây dựng riêng một website cá nhân như một công cụ để
hỗ trợ sinh viên tham khảo trực tiếp các tài liệu chuyên ngành mọi nơi, mọi
lúc, giảng dạy và học tập theo chủ đề, tham khảo kết quả học tập, cách học của
các khóa học khác trước đó, và tạo diễn đàn online trao đổi những vấn đề quan
tâm… Trong khuôn khổ bài viết này này tôi muốn chia sẻ với các bạn và các quý
thầy cô một ứng dụng rất mạnh của Google giúp cho mọi hoạt động trong lớp được
diễn ra một cách nhanh nhất và hiệu quả.
* Đăng kí trang Web:
- Nhập thanh
Address: http://sites.google.com;
- Tạo 1 tài
khoản Google tại http://mail.google.com (quá trình đăng kí
đơn giản và miễn phí);
- Nhấn nút Create ở
cửa sổ kế tiếp;
- Cần điền
đầy đủ các thông tin: tên trang web (Site name), mô tả ngắn về
trang web (Site description); trang web chỉ dành cho người trưởng
thành (Mature content); chọn giao diện cho web (Site
theme), có thể nhấn More themes để tìm thấy các giao diện khác; nhập mã số
hiển thị (Please type the code shown), cuối cùng nhấn nút Create để
bước vào việc thiết kế trang chủ;
* Thiết kế Web: Sau khi đăng kí tài khoản xong, giao
diện thiết kế sẽ cho thấy các công cụ cho việc xây dựng trang web; Nhấn vào
More > Manage site
+ Nút Edit page để thiết kế trang chủ, công cụ này
có cửa sổ giống như Word nên rất thuận lợi gồm có các tính năng như Insert
(chèn hình ảnh, link, liên kết với các dịch vụ khác của Google: Google
Document; Google Video ...và YouTube), Format (gõ chỉ số trên, dưới, canh
lề,...), Table (chèn bảng), Layout (bố trí trang web thành 01 hoặc 02 cột). Đặc
biệt, tính năng HTML sẽ giúp những người có hiểu biết về ngôn ngữ này có thể dễ
dàng kiểm tra, chỉnh sửa, thêm bớt các hiệu ứng cho web mà Google Sites không
cung cấp sẵn.
- Sau khi đã hoàn thành xong nội dung, hãy
nhấn nút Save để lưu lại:
+ Bổ xung thêm hình nền, logo, chỉnh sửa thanh
Sidebar,... bằng tính năng Change appearance (Site settings>Change
appearance). Trong cửa sổ hiện ra, các bạn sẽ thấy các thẻ chính của tính
năng Appearance này: Site Elements, Colors and Fonts, Themes;
+ Chỉnh sửa
Sidebar, theo mặc định thì Google sites sẽ cung cấp hai thanh: Navigation (Các
mục chính) và Recent site activity (những hoạt động gần đây nhất của web).
Ngoài ra, có thể nhấn Add a sidebar item để có thể tăng thêm các thanh khác
như: Text, My recent activity, Countdown. Nếu muốn chỉnh sửa một sidebar nào
thì chỉ việc nhấn Edit, chẳng hạn như đối với mục Navigation các bạn có thể thêm
vào các mục (liên kết đến các trang khác) bằng cách nhấn Add page to sidebar
navigation, hoặc có thể xóa chúng (Delete);
+ Colors and Fonts: Thẻ này sẽ giúp thay đổi màu,
hình nền cho web, tiêu đề (Header), từng trang (Page), Sidebar. Đối với việc
chèn hình nền cho đối tượng thì cần nhấn Browse để duyệt đến bức ảnh và cần chờ
một khoảng thời gian để Upload lên máy chủ;
+ Themes: Nếu
cảm thấy không vừa lòng với giao diện web đã chọn ban đầu lúc đăng kí tài khoản
thì có thể chọn lại tại đây (gồm có 24 themes).
Note: mỗi thay đổi, cần nhấn Save changes để lưu lại
trước khi quay trở ra trang web.
Sau khi đã
thiết kế trang đầu tiên, cần phải tạo ra các trang thứ 2, 3,... Để thực hiện
việc này, các bạn nhấn nút Create new page rồi chọn một trong 5 dạng: Web
page, Dashboard, Announcements, File Cabinet, List, rồi đặt tên cho trang mới
(Name) và chọn nơi đặt trang: đặt ở đầu trang (Put page at the top level), đặt
bên dưới trang chủ (Put page under "tên trang chủ"). Cuối cùng nhấn
Create page để tạo ra trang mới và mọi công việc thiết kế cũng sẽ sử dụng các
tính năng nêu trên.
2) Giảng dạy với mạng xã hội Edmodo
- Đẩy mạnh hoạt động dạy và học:
Edmodo cho phép giáo viên tích hợp đa dạng công cụ và ứng dụng
trong quá trình dạy học trên lớp qua các công cụ như lấy ý kiến đánh giá với chức
năng polls, yêu cầu sinh viên trả lời câu hỏi hay làm bài trắc nghiệm ngắn với
quizzes, thảo luận, chia sẻ với chức năng post, và chia sẻ tài nguyên học tập
miễn phí trên mạng với cách chia sẻ liên kết hay tải dữ liệu trực tiếp.
Edmodo cho phép các trường, sở tạo tên miền con cho đơn vị
mình qua đó hoạt động giao tiếp của nhà trường tới giảng viên và sinh viên được thông suốt và minh bạch. Bên cạnh sử dụng
ứng dụng calendar để lập kế hoạch hàng tuần hoặc hàng tháng, người quản trị hoặc
giáo viên có thể xem kết quả thống kê về hoạt động dạy-học của cán bộ trong trường,
đồng thời hỗ trợ giảng viên và sinh viên trong những trường hợp cần thiết.
Bên cạnh các
tính năng dành
cho giảng viên,
sinh viên, nhà quản trị
thì Edmodo cho phép phụ huynh học sinh/sinh viên theo dõi hoạt động
và kết quả học tập của con em mình qua việc tạo tài khoản dành cho phụ huynh.
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá
Một trong những hoạt động
quan trọng trong quá trình đào tạo là
nâng cao chất lượng của công tác khảo thí, kiểm tra đánh giá người học. David
Nunan, nhà giáo học pháp ngoại ngữ nổi tiếng đã từng viết “Nếu không có phản hồi,
đánh giá, hoạt động học tập sẽ không hiệu quả.”
Khi đổi mới phương pháp dạy học, người giáo viên phải đổi mới cách thức
kiểm tra đánh giá sinh viên đặc biệt là hình thức đánh giá thường xuyên, liên tục.
Tuy nhiên, nhiều giáo viên áp dụng hình thức đánh giá này thì khối lượng công
việc sẽ trở lên nhiều hơn qua hoạt động ra đề, chấm bài và báo cáo kết quả học
tập. Ở góc độ sinh viên, một trong những động cơ khiến các em học tập tích cực
hơn là việc giáo viên đánh giá thường xuyên và thông báo kết quả trong thời
gian sớm nhất. Đó là một thách thức rất lớn cho giáo viên. Tuy nhiên, giáo viên có thể dễ dàng khai thác các tính
năng của edmodo để triển khai hoạt động đánh giá thường xuyên.
Tính năng giao bài: Giảng viên có thể giao bài tập rất dễ
dàng, đồng thời có thể gửi kèm theo cho sinh viên tài liệu, tài nguyên, trang
web…để giúp sinh viên có thể hoàn thành bài tập đó. Thông thường, giảng viên
giao bài và yêu cầu sinh viên nộp bài qua email và chính điều
này làm cho giáo viên quá tải khi dạy nhiều nhóm sinh viên với tổng số lên tới
gần 200 em. Hơn nữa, giáo viên không thể đảm bảo được sinh viên nộp bài đúng hạn.
Với chức năng assignments trong edmodo, giáo viên có thể đưa ra thời gian hoàn
thành cho mỗi bài tập, trong trường hợp sinh viên thiếu kỷ luật thì sẽ không thể
nộp bài quá hạn hoặc giáo viên cho phép nộp bài muộn thì hệ thống sẽ thông báo
những sinh viên nộp muộn qua đó giáo viên có thể cho điểm tương ứng. Sinh viên có thể nộp bài dưới nhiều định dạng
khác nhau như Word, PDF, MP3, MP4, .wmv, .mov, PPT, excel, .gif, .jpeg . Việc
chấm bài đã nộp của người học cũng dễ dàng hơn bao giờ hết, giáo viên nhận bài
làm và cho điểm, gửi phản hồi bằng chữ hoặc sử dụng các icons. Điểm của sinh
viên sẽ được tự động cập nhật vào sổ điểm (gradebook) và giáo viên có
thể xuất ra định dạng khác nhau để tải về máy. Khi đã có điểm, sinh viên sẽ nhận
được thông báo và có thể xem điểm, xem phản hồi về bài làm của mình hoặc khiếu
nại kết quả cho giáo viên. Tất cả hoạt động này diễn ra độc lập cho mỗi sinh
viên, đảm bảo tính riêng tư và tăng cường trao đổi theo phương thức 1-1.
Sử dụng Quizzes: Ngay khi edmodo đưa ra tính năng này, cộng đồng
người sử dụng edmodo đã tận dụng tối đa. Edmodo hỗ trợ nhiều dạng câu hỏi khác
nhau như câu hỏi lựa chọn, đúng/sai, câu trả lời ngắn, và điền vào ô trống. Ngoại
trừ câu hỏi yêu cầu câu trả lời ngắn, tất các loại câu hỏi khác sẽ được chấm tự
động và điểm của sinh viên sẽ được cập nhật vào hệ thống. Do vậy, giáo viên sẽ
tiết kiệm được nhiều thời gian triển khai đánh giá sinh viên, giờ đây chỉ ra đề
và xem điểm.
Sử dụng Badges: Để khuyến khích sinh viên, giáo viên không chỉ
chấm điểm và nhận xét. Sử dụng tính năng badges của edmodo, giáo viên có thể thể
hiện sự ghi nhận tiến bộ, nỗ lực, cam kết của sinh viên bằng cách danh hiệu có
sẵn hoặc tự tạo như ‘sinh viên chăm chỉ’, ‘sinh viên tích cực’, ‘sinh viên của tháng’…
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê
Khánh Bằng, Phương pháp giảng dạy đại học, Tài liệu dùng cho giảng
viên đại học và cao học, Nxb Đại học Sư phạm I Hà Nội, 1994.
2. Phạm Thị Bình, Nâng
cao chất lượng dạy học phần Lý luận dạy học bộ môn Giáo dục công dân cho sinh
viên ngành Giáo dục chính trị theo hệ thống tín chỉ ở trường Đại học Vinh, Đề
tài NCKH cấp trường năm 2014, trường Đại học Vinh.
3. Đào Xuân Hải, Kỹ thuật dạy học trong đào tạo theo tín chỉ,
Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2012.
4. Nguyễn Thị Hường, Nâng cao
chất lượng dạy học các học phần nghiệp vụ cho sinh viên ngành Quản lý giáo dục
ở trường Đại học Vinh; Đề tài NCKH cấp trường năm 2014, trường Đại học
Vinh.
5.
Nguyễn Hữu Lượng, Dạy và học hợp
quy luật hoạt động trí óc, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2002 .