LIÊN KẾT HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP TỈNH NGHỆ AN – GIẢI PHÁP
TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
TS. Hồ Thị Diệu Ánh
Khoa Kinh tế - Đại học Vinh
Việc làm lao động nông thôn là một vấn đề
hết sức cần thiết và cấp bách của Việt Nam nói chung và tỉnh Nghệ An nói
riêng. Tạo việc làm lao động nông thôn góp phần thay đổi kinh tế xã hội nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Thực tế nhiều địa phương
đã đưa ra nhiều giải pháp như đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp, hỗ trợ về
vốn kinh doanh…Tuy nhiên việc liên kết hoạt động các doanh nghiệp nông nghiệp
nhằm tạo công ăn việc làm, hỗ trợ quy trình tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho người
nông dân chưa được quan tâm nhiều, đặc biệt tại Nghệ An. Liên kết hoạt động
doanh nghiệp nông nghiệp
bảo đảm yêu cầu chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng, năng
suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp, tạo ra nhiều cơ
hội việc làm cho người lao động.
1.
Vai trò liên kết doanh nghiệp nông nghiệp đối với vấn đề tạo việc làm lao động
nông thôn.
Doanh
nghiệp nông nghiệp nông thôn là khái niệm tương đối rộng bao gồm các hộ kinh
doanh cá thể nhỏ cho đến các doanh nghiệp kinh doanh quy mô lớn. Theo Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, đa số các doanh nghiệp nông nghiệp là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, trong đó số lượng các doanh nghiệp có vốn dưới 10 tỷ đồng
chiếm gần 60%, các doanh nghiệp có số vốn trên 200 tỷ đồng chỉ chiếm 3%. Trong phát triển
kinh tế, các doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc phục vụ và thúc
đẩy các hoạt động sản xuất, xuất khẩu. Riêng đối với sản xuất nông nghiệp, nhất
là đối với các nền sản xuất nông nghiệp còn lạc hậu như của nước ta, thì vai
trò này lại càng quan trọng hơn. Các doanh nghiệp là cầu nối giữa
nông dân và thị trường, tham gia từ khâu cung ứng vật tư trang thiết bị, giống
đến khâu thu mua, chế biến, phát triển thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước;
là đầu mối hỗ trợ nông dân ứng dụng khoa học, kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh. Sự tăng trưởng nhanh chóng về xuất khẩu các mặt hàng nông sản,
thủy sản, đồ gỗ… trong thời gian qua có phần đóng góp to lớn của các doanh nghiệp
chế biến, xuất khẩu trong lĩnh vực này đồng thời góp phần tạo việc làm cho một
khối lượng lớn lao động nông thôn.
Việt
Nam là quốc gia có nhiều lợi thế phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, tăng trưởng
và phát triển nông nghiệp trong vài thập kỷ qua chủ yếu dựa trên cơ sở thâm
dụng đầu vào sản xuất, nguồn lực con người và tài nguyên thiên nhiên. Dẫn chứng
như năm 2014, năng suất lao động ngành nông nghiệp chỉ bằng 39% năng suất lao
động chung của nền kinh tế. Điều này làm cho nông nghiệp Việt Nam phát triển
thếu bền vững, đối mặt với nhiều khó khăn như giá trị gia tăng thấp, an toàn
thực phẩm không đảm bảo và khả năng sinh lời thấp. Nguyên nhân là do phương
thức sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; số lượng các doanh nghiệp nông nghiệp chiếm tỷ
lệ nhỏ và tốc độ phát triển chậm.
Liên kết ngang giữa nông
dân với nhau để cung cấp sản phẩm theo nhu cầu thị trường mới là một khía cạnh,
là yếu tố "đẩy" trong mô hình liên kết. Mô hình này cần yếu tố
"kéo", chính là thị trường tiêu thụ đầu ra mà hoạt động cốt lõi là
xây dựng được liên kết dọc giữa nông dân với doanh nghiệp. Xây dựng mối liên
kết này về bản chất là xây dựng kênh tiêu thụ mới trong chuỗi giá trị thông qua
loại bỏ bớt tác nhân trung gian giữa người sản xuất và doanh nghiệp, rút ngắn
độ dài của kênh tiêu thụ. Nếu không có liên kết này, việc tổ chức sản xuất
thông qua liên kết ngang không đạt được lợi ích như mong muốn.
Thị
trường nông thôn đang rất cần thêm nhiều doanh nghiệp, coi đây là giải pháp chủ
yếu để xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cư
dân nông thôn. Đây là giải pháp cơ bản góp phần tạo việc làm cho lao động nông
thôn. Nông thôn
đang rất cần hình thành các doanh nghiệp kinh doanh nông, lâm nghiệp và
thủy sản, bảo đảm yêu cầu chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nâng cao giá trị gia
tăng, năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp; thông
qua việc ứng dụng khoa học, công nghệ mới; đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi ...
Đó là những doanh nghiệp góp phần hình thành một nền nông nghiệp hàng hóa lớn,
đa dạng, phát triển nhanh và bền vững. Trong lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp,
hình thức phổ biến vẫn phải là hộ gia đình từ quy mô nhỏ tiến lên trang trại
quy mô lớn, kinh doanh đạt hiệu quả cao. Phát triển làng nghề, hay hình thành
các doanh nghiệp quy mô nhỏ họ gia đình đến các doanh nghiệp có quy mô lớn đều
góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, tạo việc làm cho lao động nông thôn.
2.Thực
trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nông nghiệp Nghệ An.
Nghệ An, là tỉnh nằm khu vực Bắc
Trung Bộ có diện tích 16487,29 km2, có diện tích rừng 250.000 ha,
tiếp giáp với Biển Đông với nhiều ngành nghề kinh tế vừa truyền thống vừa hiện đại như đánh bắt
thủy sản, làm muối, nuôi trồng thủy sản. Diện tích Nghệ An có vùng đồng bằng
khá rộng thuận lợi cho việc phát triển các ngành nông nghiệp. Tuy nhiên điều
kiện khí hậu không thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp.
Trong quá trình số lượng doanh nghiệp
và hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Nghệ An bao gồm 290 doanh nghiệp và 741 hợp tác xã (378 hợp tác xã nông nghiệp và
363 hợp tác xã phi nông nghiệp), trong đó phân bố đồng đều tất cả các huyện
thị. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là dịch vụ nông nghiệp, trồng trọt, mua bán
gia súc, chế biến nông sản.
Bảng 1 : Cơ cấu ngành nghề của doanh nghiệp nông nghiệp Nghệ An
TT
|
Ngành nghề kinh doanh
|
Số lượng
|
Tỷ lệ %
|
1
|
Dịch vụ nông nghiệp
|
157
|
54
|
2
|
Nuôi trồng thủy sản
|
55
|
19
|
3
|
Trồng rừng
|
42
|
14
|
4
|
Thức ăn gia súc
|
24
|
8
|
5
|
Giống cây trồng
|
12
|
5
|
Nguồn:Số liệu tổng hơp
từ Cục thống kê Nghệ An
Theo số liệu hội doanh nghiệp nhỏ và
vừa Nghệ An số doanh nghiệp nông nghiệp tham gia hoạt động hội là 34 doanh
nghiệp trên tổng số 1500 hội viên, chiếm tỷ lệ 2,2% trong cả tỉnh. Các doanh
nghiệp tham gia và hội doanh nghiệp nhỏ và vừa có sự phát triển khá tốt so với
các doanh nghiệp nông nghiệp khác trong tỉnh.
Nghệ An có 65 làng nghề được công
nhận thuộc 10 lĩnh vực nghề trọng điểm, trong đó 30 làng nghề sản xuất mây tre
đan; 10 làng nghề chế biến nông sản thực phẩm; 6 làng nghề sản xuất mộc dân
dụng - mỹ nghệ; 6 làng nghề chế biến hải sản; 8 làng nghề sản xuất chiếu cói,
chổi đót và giấy dó; 4 làng nghề dâu tằm tơ, móc sợi và 1 làng nghề sản xuất
gạch ngói. Các huyện có nhiều làng nghề hiện nay bao gồm Nghi Lộc (18 làng),
Quỳnh Lưu (14 làng), Diễn Châu (10 làng), Hưng Nguyên (5 làng) và Yên Thành (4
làng). Một số làng nghề có "thương hiệu" mạnh trên thị trường là mây
tre đan ở Nghi Lộc, nghề mộc ở Quỳnh Lưu, đóng tàu ở Nghi Lộc, ngói cừa ở Tân
Kỳ, nước mắm Quỳnh Dị. Sản xuất tại các làng nghề chủ yếu là sản phẩm tiểu thủ
công nghiệp, giá trị kinh tế bình quân hàng năm của các làng nghề đạt 500 tỷ
đồng, giải quyết việc làm cho 17.515 lao động nông thôn.
Nghệ An là tỉnh có quy mô dân số lớn thứ
4 trong cả nước với hơn 3 triệu người trong đó có gần 1,8 triệu lao động trong
đó lao động nông thôn chiếm hơn 50%. Bình quân hàng năm số lao động đến tuổi bổ
sung vào lực lượng lao động của tỉnh xấp xỉ 3 vạn người. Phát triển doanh
nghiệp nông nghiệp góp phần giải quyết gần 5% tổng số lao động nói chung và
khoảng 1,5% số lao động nông nghiệp.
2.1. Những thuận lợi liên kết doanh
nghiệp nông nghiệp Nghệ An, cơ hội tạo việc làm cho lao động nông thôn.
- Mặc dù quy mô hoạt động của các doanh nghiệp
nông nghiệp tại Nghệ An là không lớn nhưng đã giải quyết 1,5% số lao động nông
thôn đồng thời góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo bộ mặt mới
cho nhiều vùng nông thôn bằng việc phát triển ngành nghề mới.
- Những vấn đề mở ra cơ hội phát triển
cho các doanh nghiệp nông nghiệp Nghệ An đồng thời tạo thêm nhiều việc làm cho
lao động nông thôn, tạo cơ hội cho lao động nông thôn được đào tạo nâng cao
kiến thức mở rộng khả năng phát triển tự chủ, tạo điều kiện nâng cao thu nhập.
Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An cũng đã thực hiện nhiều chính sách đề án nhằm hỗ
trợ phát triển doanh nghiệp nông nghiệp là lao động nông thôn như đề án đào tạo
nghề cho lao động nông thôn. Tuy nhiên sự phát triển của các doanh nghiệp nông
nghiệp Nghệ An còn rơi vào một số khó khăn cơ bản, những hạn chế này không chỉ
riêng doanh nghiệp nông nghiệp Nghệ An mà còn la tình trạng chung của doanh
nghiệp nông nghiệp trong cả nước. Vấn đề này đặt ra thách thức đối với quá
trình tạo việc làm thực hiện xóa đói giảm nghèo của lao động nông thôn.
2.2. Những khó
khăn trong sự liên kết của doanh nghiệp nông nghiệp Nghệ An ảnh hưởng quá trình
tạo việc làm lao động nông thôn.
- Mô hình liên kết tiêu thụ nông sản ở Nghệ An hiện nay khá phức tạp. Thương
lái thu mua, số tiền đã trừ chi phí và bán hàng mấy ngày sau mới được trả, nên
người nông dân không thể dự toán được lợi nhuận của mình nên ngại đầu tư tiếp
tục sản xuất. Mục tiêu là hướng tới xuất khẩu nhưng với chi phí đầu vào như
đất và phân bón cao, thì năng lực cạnh tranh cũng không có… Nhận diện các thách thức trong phát triển chuỗi giá trị nông
sản, hiện nay đối với nông dân và doanh nghiệp thì (1) Khó tiếp cận với nguồn
vốn vay do điều kiện thế chấp chặt chẽ, (2) Thiếu công nghệ, nghiên cứu có tính
ứng dụng, (3) Không có các thông tin trực tiếp về người tiêu thụ.. Chính vì vậy
tăng cường sự hợp tác liên kết liên doanh giữa các hộ gia đình của các trang
trại trên cac cấp độ khác nhau. Trên thực tế đã có sự liên kết hợp tác giữa các
hộ chủ trang trại và các thành phần kinh tế khác trong sản xuất, chế biến tiêu
thụ nhưng tỷ lệ thấp, các mối liên kết hợp tác còn rất hạn chế. Phần lớn sự hợp
tác còn rất giản đơn, vì vậy để phát triển thành sản xuất hàng hóa lớn cần đẩu
mạnh sự liên kết cả hai hướng liên kết dọc và liên kết ngang, nhằm thúc đẩy khả
năng cạnh tranh thâm gia sâu vào chuỗi giá trị nông sản.
- Các mô hình chuỗi liên kết sản xuất này gọi tắt là “mô hình cánh đồng mẫu
lớn” rất khó thực hiện tại địa phương.
Mô hình này xem như là cách thức đưa sản xuất lúa gạo từ sản xuất quy mô
gia đình sang quy mô lớn mà không cần thay đổi sở hữu ruộng đất của các hộ nông
dân, tạo ra những lô hàng lúa gạo lớn có chất lượng cao hơn và đồng đều đáp ứng
được tiêu chuẩn cao của xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
- Về mức vốn, hiện có khoảng 60% số doanh nghiệp
nông, lâm nghiệp chỉ có vốn dưới 10 tỷ đồng - quá nhỏ bé so với nhu cầu hoạt động
thực tế chứ chưa nói đến việc so với doanh nghiệp các nước trên thế giới. Rõ ràng, số lượng doanh nghiệp, quy mô về lao động, vốn và hiệu quả
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông, lâm, thuỷ sản hoàn
toàn không tương xứng với tiềm năng của Nghệ An. Đây sẽ là khó khăn rất lớn để
sản xuất nông nghiệp của Nghệ An trở thành nên tiên tiến, hiện đại tạo cơ hội
việc làm cho nhiều lao động nông thôn.
- Nguồn lao
động dồi dào nhưng chất lượng còn hạn chế, chưa đáp ứng đòi hỏi ở trình độ cao
đối với cả đội ngũ quản lý và lao động trực tiếp. Nguyên nhân chủ yếu là do hệ
thống đào tạo của Nghệ An còn yếu kém, đặc biệt vấn đề đào tạo nghề cho lao
động nông thôn.
- Hệ thống cơ sở vật chất, nhà xưởng chế biến và kho tàng cất giữ
nông sản của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chế biến nông, lâm sản của Nghệ An còn
sơ sài và tạm bợ, số nhà xưởng kiên cố chỉ chiếm khoảng 30%. Hầu hết các doanh
nghiệp vẫn áp dụng các công nghệ cũ, tỷ lệ cơ giới hoá chỉ chiếm trên 10%, số
còn lại là sử dụng các trang thiết bị thủ công bán cơ giới. Hầu như rất í một
doanh nghiệp nào áp dụng các trang thiết bị tự động hoá. Nhìn chung, các doanh
nghiệp chế biến có quy mô nhỏ và vừa, năng lực cạnh tranh yếu, thiếu kinh nghiệm,
thiếu vốn, khả năng tiếp cận với thị trường, thông tin thấp.
- Cơ
sở hạ tầng: Đường giao thông, điện, nước, viễn thông,… còn nhiều bất cập; Cơ
chế quản lý, cấp phép, giải phóng mặt bằng, dịch vụ công của các cơ quan công
quyền mặc dù đã có nhiều cải tiến trong những năm gần đây, nhưng vẫn còn nhiều
bất cập, thiếu đồng bộ.
- Thị trường thế giới và trong
nước bất ổn, gây khó khăn đối với việc sản xuất, phát triển và duy trì một số
nguồn/vùng nguyên liệu như: mía, nông sản, thực phẩm: cà phê, tiêu, điều, cá,
nguyên liệu giấy, cây ăn
quả,…
Những khó khăn này gây ra sự cản trở
trong quá trình phát triển doanh nghiệp nông nghiệp Nghệ An. Phần lớn các doanh
nghiệp phát triển nhỏ lẻ quy mô lao động thấp, một số dự án lớn tuyển lao động
nông thôn thì gặp phải vấn đề trình độ dân trí, giáo dục đào tạo thấp, ý thức
người lao động kém. Vì vậy khả năng trụ vững trong các dự án lớn đối với lao
động nông thôn là rất khó khăn.
3.
Giải pháp liên kết doanh nghiệp nông nghiệp góp phần tạo việc làm cho lao động
nông thôn Nghệ An.
Phát
triển doanh nghiệp ở nông thôn là vấn đề hết sức cần thiết trong quá trình tạo
việc làm cho lao động nông thôn. Doanh nghiệp nông nghiệp tồn tại kinh tế nông
thôn được cải thiện, người nông dân có việc làm phát triển kinh tế xã hội như
là một hệ quả tất yếu. Nhằm phát triển doanh nghiệp nông nghiệp cần thực hiện
các giải pháp cơ bản một cách đồng bộ.
Thứ nhất ,
lĩnh vực nông nghiệp, các doanh nghiệp phải chủ động trong xây dựng các mô hình
liên kết. Xây dựng mối quan hệ hợp tác hài hòa với các tác nhân trong
chuỗi cung ứng, đồng thời thúc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản
xuất kinh doanh. Đẩy
mạnh liên kết hợp tác với các chủ thể và thành phần kinh tế khác tham gia ngày
càng sâu vào chuỗi giá trị nông sản.Hiện nay vấn
đề xử lý sau thu hoạch hiện chưa đầy đủ như thiếu cơ sở bảo quản lạnh khiến
tình trạng sản phẩm nông sản hỏng khi tới thị trường tiêu thụ trầm trọng hơn.
Các loại nông sản hầu như không được phân loại nên giá sản phẩm tốt cũng
như sản phẩm kém đều giống nhau, làm mất dần ý thức cải thiện chất lượng của
người sản xuất.
Thứ hai, thực
hiện các chương trình liên kết trợ giúp về tài chính cho doanh nghiệp nông
nghiệp. Khuyến khích thành lập quỹ bảo lãnh tín
dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa, thông qua các chương trình đào tạo, việc thành
lập quỹ phát triển doanh nghiêp nhỏ và vừa để tài trợ các hoạt động nâng cao
năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Thứ hai, gia tăng những hỗ trợ đối với DN thông
qua đầu tư về khoa học công nghệ, công tác khuyến nông và chuyển giao khoa học
kỹ thuật trong nông nghiệp. Đây là
giải pháp cần thiết để doanh nghiệp nông thôn có thể cập nhật được các kiến
thức tiên tiến, áp dụng công nghệ trong nông nghiệp để nâng cao chất lượng sản
phẩm, khả năng cạnh tranh phát triển thị trường. Nhà
nước cần có chủ trương, chính sách tạo điều kiện thuận lợi giúp nông dân và
doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp ứng dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại vào sản
xuất thay cho các hình thức canh tác truyền thống; phổ biến rộng rãi các kiến
thức về sản xuất nông nghiệp hiện đại nhằm giảm bớt lượng thuốc bảo vệ thực vật
trong nông sản, đảm bảo nguồn thực phẩm an toàn cho thị trường trong nước và
xuất khẩu; có chính sách tạo hỗ trợ vốn hoạc thiết bị, công nghệ cho các mô
hình sản xuấ hữu cơ hoặc công nghệ nhằm tạo tiền đề khuyến khích phát triển
theo xu hướng chung của thế giới…
Thứ ba, phát triển vai trò của
các tổ chức đoàn hội, hiệp hội làng nghề. Hiệp hội
ngành nghề và tổ chức xã hội nông thôn không chỉ chủ động tham gia quá trình
xây dựng năng lực địa phương mà còn giữ vai trò quyết định thành công với hai
ưu thế quan trọng. Trước tiên, những đơn vị này có con người và mạng lưới hoạt
động bao phủ rộng khắp, tới từng đơn vị nhỏ nhất của cộng đồng nông thôn như
thôn, xóm. Lợi thế thứ hai, như hệ quả tất yếu, là hiểu biết sâu sát và nắm
vững hiện trạng. Tùy thuộc vào điều kiện thực tế, từng cán bộ khuyến nông, hội
phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên, cựu chiến binh... đều có thể trở thành một
chuyên gia tư vấn cho hộ kinh doanh và doanh nghiệp tại khu vực cư trú.
Thứ tư, cần thực hiện các chính sách để phát triển
cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn. Tăng cường đầu tư cho hạ tầng kinh tế- xã hội cho khu vực nông
thôn là rất quan trọng để kích cầu đầu tư của đoanh nghiệp vào khu vực này. Nếu
không làm được điều đó thì nông thôn vẫn rất ít doanh nghiệp và tiếp tục “thụt
lùi” so với các khu vực khác. Đó sẽ là một lực cản vô cùng lớn cho tiến trình
thực hiện mục tiêu chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp – nông
thôn của Nghệ An.
Tài
liệu tham khảo.
1. Ban chỉ đạo Trung ương Tổng điều
tra Nông thôn, Nông nghiệp và thủy sản (2006), Báo cáo sơ kết kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản
năm 2006, NXB Thống kê, Hà Nội.
2. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 147/2005/QĐ-TTg của về việc phê
duyệt Đề án "Phát triển kinh tế - xã
hội miền Tây tỉnh Nghệ An đến năm 2010"
3. Uỷ ban
nhân dân tỉnh Nghệ An; báo cáo kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011- 2015 tỉnh Nghệ An.
4. Uỷ ban
nhân dân tỉnh Nghệ An, kỷ yếu hội thảo khoa học “ giải pháp đẩy mạnh sản xuất
kinh doanh thu hút đầu tư, thực hiện có hiệu quả các dự án phát triển
kinh tế xã hội của Nghệ An trong hội nhập quốc tế” 3/ 2009
5. Ủy ban
nhân dân tỉnh Nghệ An, “ Đề án phát triển
đào tạo nghề cho lao động miền núi Nghệ An, giai đoạn 2005 -2010”.
6. Sở Lao
động-Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An, “Báo
cáo kết quả đào tạo nghề và yêu cầu phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo nghề
trên địa bàn tỉnh Nghệ An”.
7. Tỉnh uỷ Nghệ An, “Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 11/07/2006 về
Chương trình phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2006-2010”.