TS. Nguyễn Thị Hạnh
Duyên
Bộ môn Kế toán
(Trích bài đăng Tạp chí Kinh tế
và Dự báo, số 25, tháng 10/2016)
Trong lịch sử hơn 30 năm hình thành và phát triển,
Kiểm toán Nhà nước (KTNN) Trung Quốc đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm về kiểm
toán trách nhiệm kinh tế (KTTNKT) đối với cán bộ quản lý nhà nước, nhằm tăng cường
giám sát, nâng cao trình độ quản lý và phòng, chống tham nhũng. Việc nghiên cứu
kinh nghiệm KTTNKT từ Trung Quốc là cần thiết hiện nay đối với Việt Nam.
1.Kinh nghiệm KTTNKT cán bộ quản lý của Trung Quốc qua các giai đoạn
Giai đoạn từ giữa những năm 1980 đến năm
1998, KTTNKT ở Trung Quốc mới bắt đầu ra đời. Ban đầu chỉ là cơ quan kiểm
toán thuộc cấp huyện, thành phố, địa phương thực hiện kiểm toán một số vấn đề đối
với doanh nghiệp cải cách quốc doanh, báo cáo khai man một số thành tích chính
trị của một số lãnh đạo cán bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc; kiểm toán việc thực hiện
kinh doanh bao khoán trước khi rời khỏi sở nhiệm của một số giám đốc, quản lý
doanh nghiệp nhà nước. Sau đó, loại hình này dần dần phát triển thành cơ quan
KTTNKT.
Giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2007, giai
đoạn đánh dấu Trung Quốc bước đầu xây dựng chế độ KTTNKT. KTTNKT Trung Quốc đã
tiến hành triển khai KTTNKT toàn diện đối với cán bộ lãnh đạo Đảng và chính quyền
cấp huyện trở xuống, lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước. Theo đó, các bộ, ngành
trong bộ máy chính quyền Trung Quốc có trách nhiệm kiểm tra, giám sát các vấn đề
vi phạm kỷ luật pháp luật nghiêm trọng do kiểm toán chuyển sang trên cơ sở pháp
luật; Căn cứ vào kết quả kiểm toán đưa ra hình thức xử lý đối với cán bộ lãnh đạo
và các nhân viên hữu quan. Bào cáo kết quả KTTNKT được đưa vào hồ sơ cá nhân
cán bộ lãnh đạo, làm căn cứ quan trọng để sát hạch, miễn bổ nhiệm, thưởng phạt,...Đến
đầu năm 2005, phạm vi KTTNKT đối với cán bộ lãnh đạo Đảng và chính quyền được mở
rộng đến cấp tỉnh, thành phố trực thuộc và đến tháng 2/2006, Luật KTTN Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.
Giai đoạn từ năm 2008 đến nay, KTTN đã
dần hoàn thiện xây dựng được hơn 2.000 điều khoản, chế độ về sử dụng kết quả
KTTNKT như giao thoa, chuyển giao trách nhiệm khi rời nhiệm sở, ghi chép hồ sơ
cán bộ, cảnh báo, truy cứu trách nhiệm,...; thực hiện chế độ hóa kiểm toán cán
bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và chính quyền cấp huyện trở xuống; không ngừng
kiểm toán cán bộ chủ chốt cấp phòng, ban của tỉnh/thành phố. Và thực tế qua
KTTNKT trong những năm gần đây, KTTNKT Trung Quốc đã phát hiện ra nhiều sai phạm
liên quan đến trách nhiệm trực tiếp của người lãnh đạo, góp phần trong việc
phòng, chống tham nhũng.
Theo đó, hiện
nay, số lượng các cuộc KTTNKT bình quân tại Trung Quốc chiếm 40% toàn bộ số lượng
các cuộc kiểm toán của nước này. Theo thống kê từ năm 2008 đến nay, cơ quan kiểm
toán các cấp trên cả nước đã tiến hành kiểm toán 220.000 lượt cán bộ lãnh đạo, trong đó: hơn
160 lượng lãnh đạo cấp tỉnh; 4.600 lượt lãnh đạo cấp chánh văn phòng địa
phương; hơn 50.000 lượt lãnh đạo cấp huyện; khoảng 170.000 lãnh đạo cấp xã, phường.
Trong 5 năm gần đây cơ bản đã luân phiên kiểm toán một lượt đối với 31 tỉnh/thành
(khu tự trị, thành phố trực thuộc), 53 doanh nghiệp nhà nước do Trung ương quản
lý. Qua kiểm toán đã phát hiện 100 tỷ NDT tiền sai phạm liên quan trách nhiệm
trực tiếp của người lãnh đạo thuộc đơn vị được kiểm toán; có hơn 2.580 người bị
chuyển sang tòa án, viện kiểm soát xử lý; kỷ luật 890 cán bộ phụ trách chủ chốt
[KTNN, 2015].
2.Góp ý cho Việt Nam
Từ những kinh nghiệm
KTTNKT của Trung Quốc và những thành quả đạt được của KTTNKT qua các giai đoạn.
Cùng với, thực tế tình hình Việt Nam hiện nay, việc tham nhũng , lãng phí gây
thất thoát tiền và tài sản nhà nước ngày càng biến tướng sang nhiều hình thức
phức tạp, nhiều sai phạm với quy mô lớn,...Để góp phần hoàn thiện chế độ trách
nhiệm kinh tế của cán bộ quản lý ở Việt Nam nhằm phòng, chống tham nhũng, gây
thất thoát NSNN là hết sức cần thiết. Cụ thể:
Thứ
nhất,Công tác triển khai thực hiện KTTNKT phải có sự chỉ đạo và ủng hộ mạnh mẽ
của Đảng, Chính phủ.
Thứ
hai, cần phải xây dựng kiện toàn cơ cấu quản lý, tổ chức, vận hành hoạt động
KTTNKT từ Trung ương tới các địa phương, nhằm phát huy ưu thế của từng bên, đảm
bảo thuận lợi cho công tác KTTNKT.
Thứ
ba, kết hợp chặt chẽ KTTNKT với kiểm toán chuyên ngành; không ngừng đổi mới và
cải tiến phương thức KTTNKT, kết hợp giữa kiểm toán trong thời gian đương nhiệm
và rời nhiệm.
Thứ
tư, cần phải xây dựng, kiện toàn cơ chế sử dụng kết quả kiểm toán.
Thứ
năm, cần chuẩn hóa khung pháp lý của KTTNKT.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Văn phòng Hội nghị liên tịch
công tác KTTNKT TP. Thiên Tân, Trung Quốc (2014), Tuyển tập văn bản KTTNKT.
2. KTTN (2014), KTTN – 20 năm xây dựng và phát triển
(1994-2014).
3. KTTN (2015), Tài liệu hội thảo KTTNKT và vai trò của cơ quan KTTN trong phòng, chống
tham nhũng.