HIỆP
ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ CHIẾN LƯỢC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP) TÁC ĐỘNG ĐẾN HỆ
THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM
TS. Đặng Thành Cương - Đại Học Vinh
TS. Nguyễn Thị Thu Đông
Trường Kinh tế - Kế Hoạch Đà Nẵng
Hiệp
định Hợp tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương(Trans-Pacific Strategic
Economic Partnership Agreement - TPP) là mô hình mới về hợp tác kinh tế khu
vực, tạo thuận lợi tối đa cho thương mại, đầu tư và nếu có thể sẽ trở thành hạt
nhân để hình thành FTA chung cho toàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Hiệp
định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là bước ngoặt lịch sử đối với các nước
thành viên TPP, trong đó có Việt Nam.Trước thềm TPPngoài những thành công, hạn
chế của hệ thống Ngân hàng mà còn đem
lại nhiềucơ hội, thách thức đối với ngành ngân hàng.Hiệp định này tạo sức ép
đưa tới những thay đổi cần có trong chính sách quản lý của Chính phủ cũng như
trong hoạt động của từng ngân hàng thương mại nói riêng. Cần tận dụng tối đa
thời cơ mà TPP mang lại để tạo sự thay đổi sâu rộng trong lĩnh vực tài chính
ngân hàng nói riêng và cho nền kinh tế Việt Nam nói chung.
TPP trở thành hiệp định
mang tính bước ngoặt của thế kỷ 21 thể hiện trên 5 đặc điểm sau: (i) Tiếp
cận thị trường một cách toàn diện thông qua việc cắt giảm thuế quan và các hàng
rào phi thuế quan về căn bản đối với tất cả các thương mại hàng hóa và dịch vụ.
Điều chỉnh toàn bộ các lĩnh vực về thương mại và đầu tư nhằm tạo ra các cơ hội
và lợi ích cho doanh nghiệp và người lao động, người tiêu dùng của các nước
thành viên; (ii) Tiếp cận mang tính khu vực trong việc đưa ra các cam kết
hội nhập nhằm tạo thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và dây chuyền cung ứng
của các nước trong khu vực; (iii) Giải quyết các thách thức đối với thương
mại thông qua việc thúc đẩy đổi mới, năng suất và tính cạnh tranh; (iv) Hiệp
định TPP bao gồm các yếu tố mới được đưa vào để đảm bảo rằng các nền kinh tế ở
tất cả các cấp độ phát triển và doanh nghiệp thuộc mọi quy mô đều có thể hưởng
lợi từ thương mại; (v) Là nền tảng cho hội nhập khu vực và được xây dựng để bao
hàm cả những nền kinh tế khác xuyên khu vực châu Á - Thái
Bình Dương.). TPP được kỳ vọng đem lại nhiều cơ hội lớn cho Việt Nam, tuy
nhiên cũng sẽ mang đến không ít thách thức đối với nền kinh tế, đến nhiều lĩnh
vực trong đó lĩnh vực tài chính ngân hàng không nằm ngoài lệ đó.
Thành công và hạn chế của hệ thống
ngân hàng Việt Nam trước thềm TPP
- Thực hiện tái cấu
trúc hệ thống ngân hàng với lộ trình và bước đi phù hợp. Đó là thành công lớn của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời gian qua. NHNN đã triển khai các
giải pháp cơ cấu lại phù hợp với từng loại hình TCTD, quá trình tái cơ cấu các
ngân hàng thương mại cổ phần đã bảo đảm đúng lộ trình và đạt nhiều kết quả quan
trọng, trong đó thành công nổi bật là đảm bảo được tính thanh khoản hệ thống,
không để xảy ra đổ vỡ, tạo sự ổn định trong toàn ngành ngân hàng, góp phần ổn định
hệ thống tài chính và kinh tế vĩ mô. Nhiều biện pháp hiệu quả đã được NHNN áp dụng,
trong đó đáng lưu ý là việc NHNN mua lại ngân hàng yếu kém rơi vào diện kiểm
soát đặc biệt. Thành công trong tái cơ cấu của hệ thống ngân hàng là nhân tố
quan trọng hỗ trợ cho quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và được các tổ chức quốc
tế ghi nhận đánh giá tích cực, góp phần nâng hạng tín nhiệm quốc tế và củng cố
vị thế của Việt Nam với các nhà đầu tư nước ngoài.
- NHNN đã điều hành tốt
chính chính sách tín dụng góp phần thúc đẩy tăng trưởng tín dụng đi đôi với việc
nâng cao chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu. Bên cạnh đó Chính sách tín dụng
đúng đắn còn thể hiện với hàng loạt chương trình tín dụng lần đầu tiên được triển
khai, phân luồng như chương trình cho vay phục vụ sản xuất thu mua phục vụ lúa
gạo, chính sách tín dụng với nuôi trồng thủy sản, đánh bắt xa bờ, cho vay thí
điểm phục vụ phát triển nông nghiệp, cho vay ứng dụng công nghệ cao trong nông
nghiệp, cho vay liên kết 4 nhà… Từ đó, giải được bài toán tín dụng phải đi vào
sản xuất, thủ tục cho vay phải đơn giản hóa, phát huy được các chuỗi giá trị
trong nông nghiệp, công nghiệp, giúp bà con nông dân làm giàu từ nông nghiệp,
phát triển thủy sản, hỗ trợ ngư dân vươn khơi bám biển, doanh nghiệp phục hồi
và phát triển, góp phần triển khai được tái cấu trúc nền nông nghiệp, thay đổi
mô hình tăng trưởng phục vụ cho tái cấu trúc nền kinh tế.
- Nợ xấu được tích cực
xử lý bằng nội lực của các ngân hàng. Từ cuối năm 2011, NHNN đã tập trung tái
cơ cấu toàn diện lại hệ thống các NHTM, không dùng nguồn tiền ngân sách để xử lý
nợ xấu mà bản thân các NHTM phải tự giải quyết nợ xấu là chính bằng việc trích
lập dự phòng rủi ro trong 4 năm cho các khoản nợ đó (2012- 2015). Các NHTM phải
có các giải pháp về sử dụng dự phòng rủi ro, bán nợ xấu cho VAMC, phải xử lý được
tối thiểu 60% số nợ xấu phải xử lý theo kế hoạch năm 2015; riêng chỉ tiêu bán nợ
xấu cho VAMC phải đạt không dưới 75% tổng số nợ xấu dự kiến bán cho VAMC cả năm
2015, để đến cuối năm đưa nợ xấu về mức dưới 3% tổng tài sản có được phân loại
- Lãi suất cho vay theo hướng giảm dần và ổn
định. Thời gian qua việc xử lý được nợ xấu đã góp phần hạ mặt bằng lãi suất chỉ
còn 7-8%, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng lành mạnh và góp phần tháo gỡ khó khăn
cho sản xuất, đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo tăng trưởng bền vững.Việc áp dụng kịp thời cơ chế điều hành lãi suất cơ bản đã
ngăn chặn được nguy cơ mất khả năng thanh toán của các NHTM; củng cố lòng tin của
các nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân đối với hệ thống ngân hàng. Khắc phục
được tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong huy động vốn giữa các NHTM; lạm phát có xu hướng giảm, kinh tế vĩ mô ổn định..
- Với phương châm “Phát
triển để hội nhập” Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại đổi mới
công nghệ, nâng cao năng lực quản trị bằng biện pháp dần áp dụng tiêu chuẩn về
quản trị rủi ro quốc tế để bảo đảm an toàn hệ thống, minh bạch hóa thông tin
giúp ngân hàng Việt Nam có thể hội nhập, cạnh tranh với ngân hàng các nước
trong khu vực. Kết quả là sự đánh giá của Mood’s dy nâng hạng cho hàng loạt
ngân hàng Việt Nam từ B2 lên B1. Để tồn tại trong môi trường canh tranh trước
những áp lực mà các ngân hàng nước ngoài đang tạo ra.Các NHTM đã chủ động tăng
vốn điều lệ; bán cổ phần cho các đối tác nước ngoài đem lại nhiều lợi ích cho cả
hai bên.Đối với ngân hàng nước ngoài, họ có thể tận dụng mạng lưới sẵn có, cơ sở
vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực và số lượng khách hàng đông đảo của các NHTM
Việt Nam. Còn các NHTM Việt Nam thì không những nâng cao được năng lực tài
chính mà còn có điều kiện tiếp tục hiện đại hoá công nghệ đổi mới quản trị điều
hành, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và mở rộng kinh doanh trên thị trường
quốc tế;
Ngoài ra các NHTM Việt
Nam còn hợp tác với các ngân hàng nước ngoài để đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng
như: DVNH bán lẻ và kết nối hệ thống thanh toán thẻ.; phát triển dịch vụ thanh
toán, các sản phẩm đầu tư, thị trường vốn, kinh doanh ngoại tệ, các sản phẩm
phái sinh, cung cấp dịch vụ thanh toán biên mậu qua Internet, triển khai dịch vụ
kiều hối với sự hợp tác của Wells-Fargo (Mỹ), Cathay United Bank (Đài Loan),
Kookmin Bank (Hàn Quốc),...Các tập đoàn thẻ tín dụng quốc tế như Master Card,
Visa, America Express,... mở rộng đại lý phát hành và thanh toán thẻ với hàng
loạt NHTM của Việt Nam. Nhiều công ty chuyển tiền, đặc biệt là Western Union của
Mỹ cũng mở rộng đại lý chi trả kiều hối và chuyển tiền với mạng lưới hàng nghìn
chi nhánh của các NHTM trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Bên
cạnh những thành công hệ thốngNHTM Việt Nam vẫn tồn tại những điểm hạn chế nhất
định
- Khả năng quản trị của một số NHTM còn bất cập:
Trong danh mục tài sản của NHTM, chiếm tỷ trọng lớn vẫn là hoạt động tín dụng.
Tuy nhiên chất lượng tín dụng lại chưa cao tiềm ẩn rủi ro tín dụng.Cơ cấu tín dụng
còn nhiều bất cập trong quản lý.Dư nợ cho vay trung dài hạn toàn hệ thống chiếm
tỷ lệ cao trong khi nguồn vốn huy động hầu hết là ngắn hạn. Vấn đề rủi ro thanh
khoản luôn thường trực, khi tình trạng cho vay quá mức dẫn đến hệ số sử dụng vốn
(tỷ lệ cho vay trên huy động) của các TCTD rất cao và vượt mức an toàn. Hệ thống
NHTM cũng luôn tiềm ẩn rủi ro lãi suất đối với ở mức cao. Việc các ngân hàng
tăng khả năng cạnh tranh bằng cách tăng tổng tài sản, đã buộc các NHTM tăng lãi
suất huy động dẫn đến tăng lãi suất cho vay.
- Chất lượng tài sản của
hệ thống ngân hàng thương mại so với NHTM trong khu vực còn thấp. Nhiều ngân
hàng có tỷ lệ vốn tự có thấp, thậm chí có ngân hàng còn thấp hơn tỷ lệ quy định
của Ngân hàng Nhà nước là 9%. Theo ước tính của Ngân hàng Phát triển châu Á
(ADB), hệ số an toàn vốn của toàn hệ thống ngân hàng tuy đã có sự cải thiện, đứng
ở mức 13,6% (đầu năm 2014) nhưng vẫn thấp so với trung bình các nước trong khu
vực như Thái Lan (15,7%), Philippines (15,2%), Malaysia (14,7%), Phillipines
(18,5%).. Năng lực về vốn của các NHTM Việt Nam còn quá thấp so với yêu cầu hội
nhập.
- Việc tiếp cận dịch vụ ngân hàng vẫn ở mức hạn chế.
Nếu so sánh với một số nước trong khu vực và trên thế giới nói chung thì khả
năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng tại Viêt Nam còn chưa cao, mức độ phân bố các
chi nhánh và phòng giao dịch chưa đồng đều, chủ yếu tập trung ở các vùng kinh tế
trọng điểm như thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó,về cơ cấu
lợi nhuận các NHTM Việt Nam còn kém bền vững, với 80% lợi nhuận của hệ thống
NHTM Việt Nam là thu nhập từ lãi (cao hơn nhiều so với trung bình các nước
trong khu vực Đông Nam Á) và tỷ lệ thu nhập phi lãi trên tổng thu nhập ở mức rất
thấp (đứng thứ 4 tính từ thấp đến cao trong 200 nước do WB tổng hợp).
– Mức phát triển công
nghệ của các NHTM Việt Nam chưa đồng đều. Các NHTM Việt Nam đã có sự đầu tư lớn
vào lĩnh vực công nghệ ngân hàng, tuy nhiên, mức độ còn chưa đồng đều. Nhiều NH
đã áp dụng những công nghệ hàng đầu thế giới nhưng còn nhiều NH vẫn áp dụng
trình độ công nghệ ở mức thấp, điều này gây khó khăn cho các NH trong việc phối
kết hợp việc triển khai các sản phẩm dịch vụ đòi hỏi có sự liên minh liên kết
cao như kết nối sử dụng thẻ giữa các NH, đại lý bao thanh toán, kinh doanh ngoại
tệ…
- Chất lượng nguồn nhân
lực ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế chưa cao. Một thực trạng ở các NHTM Việt
Nam là chiến lược phát triển nhân sự chưa thực sự rõ ràng từ tầm nhìn, mục tiêu
đến phương pháp thực hiện đạt được tầm nhìn và mục tiêu nhân sự. Đa sốngân hàng
chưa thực sựxây dựng được mô hình quản trị nhân sựhiệu quảtừ vấn đềtuyển dụng
và lựa chọn, vấn đề phân công công việc và đánh giá công việc, vấn đềkhuyến
khích và lương thưởng đến đào tạo đội ngũkếnhiệm. Các ngân hàng đa phần dựbáo chưa hiệu quảyêu cầu với nguồn
nhân lực cho chính ngân hàng của mình. Sựmởrộng quá nhanh sốlượng chi nhánh
cũng nhưsựphát triển quá nhanh các NHTM cổphần dẫn đến nguồn nhân lực chưa đảm
về số lượng và chất lương.
Nhìn chung, thời gian
qua với rất nhiều nổ lực để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập
nhưng hệ thống NHTM vẫn chưa đủ mạnh để cạnh tranh được với các ngân hàng ngoại.Tiềm
lực tài chính của các ngân hàng nội đã tăng, song vẫn còn ở mức thấp; các dịch
vụ ngân hàng từng bước đa dạng hóa nhưng vẫn còn đơn điệu; trình độ công nghệ
đã cải thiện song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Để các ngân hàng Việt Nam
giành thế chủ động trong hội nhập khi những hàng rào bảo hộ được dỡ bỏ và lĩnh
vực dịch vụ ngân hàng mở cửa hoàn toàn theo các cam kết quốc tế, đòi hỏi các
ngân hàng phải thực thi các giải pháp mang tính quyết liệt hơn trước thềm TPP.
Cơ
hội và thách thức của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trước thêm TPP
Việc quan tâm đến tiến
trình TPP của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam là cần thiết vì đây vẫn là
cơ hội lớn để hệ thống ngân hàng Việt Nam khắc phục được những điểm còn hạn chế
hiện nay và ngày càng phát triển toàn diện hơn nếu mỗi ngân hàng có sự chuẩn bị
chiến lược kinh doanh phù hợp và Ngân hàng Nhà nước xây dựng được một chiến lược phát triển ngành ngân hàng
thật sự bền vững trong thời kỳ tiếp theo – giai đoạn 2016 đến 2020. NHững cơ hội
cho ngành ngân hàng khi tham gia TPP, cụ thể:
- Gia nhập TPP cho phép
các doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế gia tăng cơ hội hợp tác kinh tế, thương
mại và đầu tư, phát triển mạng lưới kinh doanh, phát triển thị trường, tạo cơ sở
quan trọng cho các ngân hàng có cơ hội mở rộng quy mô hoạt động để đáp ứng các
nhu cầu tài chính và dịch vụ ngân hàng. Cơ hội này đòi hỏi các NHTM phải tận dụng
để phát triển mạnh về quy mô, đa dạng hóa dịch vụ, tăng hiệu quả kinh doanh.
- Sự cạnh tranh ngày
càng mạnh mẽ trên thị trường sẽ là động lực buộc các ngân hàng trong nước phải
tăng cường hợp tác, sáp nhập, hợp nhất, tái cấu trúc, đổi mới hoạt động, tăng
khả năng tích lũy, tích tụ để trở nên mạnh hơn, chiếm được thị phần cao hơn nhằm
bảo vệ được vị trí của mình trước xu hướng mở cửa và hội nhập quốc tế. Điều đó
cũng có nghĩa là tầm vóc mới của ngân hàng Việt Nam sau sáp nhập, sau tái cơ cấu
sẽ được nâng lên mạnh mẽ cả về lượng và chất, không những sẽ giúp kiểm soát, bảo
vệ, tăng trưởng được thị phần trong nước, mà còn là cơ sở để phát triển kinh
doanh ra các nước khác trong khối, góp phần thúc đẩy hệ thống tài chính - ngân
hàng phát triển bền vững. Rõ ràng đây thực sự là cơ hội cho hệ thống ngân hàng
Việt Nam tiếp tục thúc đẩy tái cơ cấu mạnh mẽ; nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu
quả kinh doanh, cơ hội thành công
- TPP tạo thuận lợi cho hệ thống ngân hàng
tăng cường thanh khoản và gia tăng cơ hội kinh doanh từ các luồng vốn đầu tư quốc
tế vào Việt nam sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Hệ thống ngân hàng có
điều kiện tiếp cận với các nguồn vốn ủy thác trên thế giới với chi phí thấp hơn
do vị thế của Việt Nam sẽ cải thiện nhiều sau khi gia nhập TPP. Hơn nữa, các
NHTM VN có nhiều khả năng nới “room” thêm nữa cho các đối tác chiến lược nước
ngoài.Việc tham gia sâu rộng của nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ tạo điều kiện mở
rộng hợp tác, nâng cao năng lực quản trị và tài chính cho các ngân hàng nội địa.Đây
có thể là cơ sở để phát triển ngành ngân hàng Việt Nam trong tương lai.
- Hiệp định TPP sẽ tạo
triển vọng cho ngành thương mại Việt Nam đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ, mở ra cơ
hội cho các NHTM Việt Nam đồng hành hỗ trợ vốn, dịch vụ cho các doanh nghiệp xuất
khẩu trong tương lai; Việc gia nhập TPP đặt ra yêu cầu cho các ngân hàng Việt
Nam phải tuân thủ đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về quản trị hoạt động, quản trị
rủi ro, là động lực thúc đẩy nhanh hơn quá trình tái cơ cấu, hội nhập thành
công cho các NHTM Việt Nam.
- TPP tạo ra động lực
thúc đẩy công cuộc đổi mới và nâng cao tính minh bạch, tính tự chịu trách nhiệm
của hệ thống NHTM Việt Nam để đáp ứng yêu cầu của hội nhập và thực hiện các cam
kết, qua đó nâng cao hiệu quả điều hành trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng.Đồng
thời việc gia nhập TPP đòi hỏi môi trường pháp lý phải được cải thiện hơn để thực
hiện các cam kết quốc tế, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, khuyến khích các luồng
vốn chảy vào trong nước thông qua đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp nước
ngoài, tạo cơ hội để các NHTM cho vay và huy động vốn lớn hơn
Bên cạnh đó,TPP giúp các NHTM Việt Nam có cơ hội
tiếp cận và phát triển đa dạng các dịch vụ và tiện ích ngân hàng mới hiện đại,
mở rộng hoạt động kinh doanh đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ
khách hàng để cạnh tranh tốt hơn. Đổi mới sẽ tạo ra động lực cho sự phát triển trong
hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam...
Tuy
nhiên, TPP không chỉ tạo ra cơ hội mà còn mang đến những thách thức cho ngành
ngân hàng khi mức độ hội nhập ngày càng sâu rộng, cụ thể:
- Thách thức lớn nhất
có thể kể đến là TPP sẽ mang lại sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt trên thị
trường ngân hàng Việt Nam với sự tham gia ngày càng sâu rộng các ngân hàng
nước ngoài, đặc biệt là các định chế tài chính đến từ Mỹ và Nhật Bản. Các NHTM
nước ngoài hiện chỉ nắm giữ thị phần thiểu số trên thị trường tài chính ngân
hàng Việt Nam nhưng sẽ có ưu thế gần như toàn diện trong tương lai khi mà các
quy định hạn chế của Nhà nước Việt Nam đối với các NHTM và TCTD nước ngoài được
nới lỏng dần để thực hiện cam kết mở cửa thị trường trong lĩnh vực ngân hàng.
- Chiến lược “bán lẻ” của
các ngân hàng nước ngoài với những thế mạnh về sản phẩm dịch vụ đa dạng, đặc biệt
là dịch vụ ngân hàng điện tử, công nghệ ngân hàng hiện đại, kỹ năng tiếp cận
khách hàng chuyên nghiệp… là vấn đề mà các ngân hàng Việt Nam cần đặc biệt quan
tâm.
-
TPP đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải có một nguồn nhân lực không chỉ có chuyên
môn cao về nghiệp vụ ngân hàng mà còn phải am hiểu Luật thương mại quốc tế và
được trang bị đầy đủ những kiến thức và kỹ năng nghiên cứu, phân tích, đánh giá
và dự báo theo mô hình và chuẩn mực quốc tế, trong khi nguồn nhân lực của các
NHTM Việt Nam còn rất yếu về các kiến thức và kỹ năng trên. Đây là một thách thức
không nhỏ cho các NHTM Việt Nam trong thời gian tới.
-
Gia nhập TPP có thểlàm tăng các giao dịch vốn và rủi ro của hệ thống ngân hàng trong
điều kiện cơ chế quản lý chưa thật sự hoàn thiện, nhất là cơ chế thanh tra,
giám sát, thiếu sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các bộ ngành liên quan sẽ là
một thách thức không nhỏ đối với các NHTM Việt Nam. Nếu như năng lực quản lý và
lập pháp không theo kịp và không lường trước được sự phát triển nhanh chóng của
các giao dịch tài chính - ngân hàng, sẽ có 2 khả năng xảy ra: Hoặc là ngành
ngân hàng mất khả năng kiểm soát dẫn tới khủng hoảng hoặc quốc gia sẽ tái áp dụng
các hạn chế để duy trì kiểm soát. Cả 2 trường hợp này đều có hại cho sự phát
triển của ngành ngân hàng.
- TPP tạo điều kiện gia
tăng cơ hội kinh doanh từ các luồng vốn đầu tư quốc tế vào Việt nam trong thời
gian tới, việc mở “room” tuy giúp các ngân hàng
nội địa có thể tiếp nhận luồng vốn từ nhà đầu tư nước ngoài nhiều hơn.
Tuy nhiên điều này cũng có thể làm gia tăng sức ép bị thâu tóm hay chịu chi phối
của các ngân hàng Việt Nam. Viễn cảnh các doanh nghiệp niêm yết trong lĩnh vực
sản xuất – thương mại đã từng bị nhà đầu tư nước ngoài chi phối, thao túng có
thể lặp lại đối với lĩnh vực ngân hàng.
-
TPP đặt ra yêu cầu cao về khả năng kiểm soát tiền tệ của NHNN Việt Nam trong
điều kiện mở cửa thị trường tài chính ngân hàng vì gia nhập TPP cũng đồng nghĩa
với thị trường tiền tệ Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng lớn hơn trước những biến động
nhanh nhạy của nền kinh tế thế giới đặc biệt là Mỹ và Nhật Bản, do vậy rất dễ
gây ra những rủi ro hệ thống cho các NHTM Việt Nam. Để tránh được rủi ro
này, công tác thanh tra, giám sát vĩ mô và giám sát từ xa của NHNN đòi hỏi phải
có năng lực lớn và dựa trên tiêu chuẩn thanh tra, giám sát quốc tế, điều mà
NHNN Việt Nam chưa có được.
Một
số khuyến nghị:
Để gia nhập TPP trong
lĩnh vực tài chính ngân hàng một cách thành công, không chỉ riêng Chính phủ,
Ngân hàng Nhà nước đảm nhận vai trò của mình là chưa đủ mà cần có một liên minh
phối hợp sức mạnh của cả cơ quan chức năng và bản thân các NHTM VN để đảm bảo
huy động được toàn bộ nguồn lực trong xã hội, xử lý được những thách thức phát
sinh cũng như kịp thời nắm bắt thời cơ để hành động. Các giải pháp cần mang
tính quyết liệt hơn, chủ yếu có thể kể đến là:
Đối
với các cơ quan chức năng: (i) Cần tăng cường thông tin cho
các NHTM VN
thông qua nhiều kênh khác nhau. Qua đó nhấn mạnh vai trò của NHTM VN khi
tham gia TPP; (ii) Xem xét các chính sách thu hút đầu tư cho phù hợp với tình
hình mới; và (iii) Chuẩn bị tốt quá trình cải cách thể chế.
Đối
với Ngân hàng Nhà nước:
(i) NHNN cần xây dựng
phương thức giám sát đối với NHTM phù hợp với quy chuẩn của quốc tế. Xây dựng
phương thức giám sát từ xa hay thanh tra tại chỗ dựa trên 25 nguyên tắc của Uỷ
Basel đã đưa ra nhằm mục đích giám sát, phòng ngừa, ngăn chặn các rủi ro trong
hoạt động của NHTM. Tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra, giám sát
ngân hàng để bảo đảm các TCTD tuân thủ đúng các quy định về cấp tín dụng, phân
loại nợ, trích lập DPRR và an toàn hoạt động tín dụng;
(ii)NHNN cần sớm có những
quy định hoàn chỉnh về quản trị NH cụ thể để các TCTD dựa vào những bộ nguyên tắc
của Ủy ban Basel, nguyên tắc của OECD và các tổ chức quốc tế khác để tuân thủ.
Đồng thời, NHNN cần thông qua một bộ Quy tắc đạo đức kinh doanh bao gồm nguyên
tắc và nguyên lý quan trọng nhất trong đạo đức kinh doanh.
Đối
với Ngân hàng thương mại
Chủ động theo dõi nắm bắt
thông tin về TPP và cần phải hiểu rõ về những điều kiện tiếp cận thị trường đối với
các đối tác
đàm phán trong TPP sẽ dần được
xoá bỏ để các NHTM VN có những bước chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh mới; (ii) Tích
cực đóng góp ý kiến khi Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước tham vấn; (iii) Tận dụng
tốt các cơ hội về đầu tư; và (iv) Cải thiện từng bước nhằm khắc phục những hạn
chế từ chính bản thân các NHTM như :
- Nâng cao công tác quản
trị tại ngân hàng thương mại: Quản trị tốt tại NHTM là một giải pháp và cơ hội
để phát triển hệ thống NHTM Việt Nam góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của
đất nước. Mỗi NHTM cần cơ cấu lại mô hình tổ chức và hoạt động theo hướng phân
ra từng khối khách hàng để dễ quản lý. NHTM cần có mô hình tổ chức phân tách chức
năng của Hội sở chính và chi nhánh cho rõ ràng. Phải xác định rõ nhiệm vụ của
HĐQT là xây dựng chiến lược và giám sát mục tiêu chiến lược của ngân hàng. Nâng cao năng lực quản trị nội bộ của NHTM
trên một số nguyên tắc sau: nguyên tắc chấp nhận rủi ro; nguyên tắc điều hành rủi
ro cho phép; nguyên tắc quản lý độc lập các rủi ro riêng biệt; nguyên tắc phù hợp
giữa mức độ rủi ro cho phép và khả năng tài chính; nguyên tắc hiệu quả kinh tế,
nguyên tắc hợp lý về thời gian và phù hợp với chiến lược chung của NH v.v… Nâng
cao vai trò độc lập của hệ thống quản trị rủi ro, từng bước áp dụng quản trị rủi
ro theo định lượng và các mô hình kiểm nghiệm khủng hoảng. Xây dựng hệ thống cảnh
báo sớm và phát triển hệ thống công cụ, chương trình phần mềm phục vụ công tác
quản lý rủi ro thị trường, tác nghiệp theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế
- Nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực và hiện đại hoá công nghệ. Một trong những đặc thù của ngành
ngân hàng là các sản phẩm có tính vô hình, nên công nghệ và con người là những
yếu tố rất quan trọng. Do vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh, các NHTM cần phải
tập trung vào yếu tố con người, cụ thể là: xây dựng và phát triển một đội ngũ
nhân sự đủ lớn mạnh về chất và lượng, xác định trách nhiệm và gắn chặt quyền lợi
với trách nhiệm của từng cán bộ, giao quyền chủ động và quyết định cho nhân
viên, kích thích tinh thần sáng tạo, phát triển ý tưởng, đề cao tinh thần hợp
tác và làm việc theo nhóm nhằm tăng khả năng chia sẻ tri thức và nâng cao chất
lượng công việc. Cùng với phát triển nhân lực, cần nhanh chóng tiếp cận công
nghệ mới, phát triển hệ thống giao dịch trực tuyến, chuẩn hóa quy trình nghiệp
vụ, phát triển và hiện đại hóa hệ thống thanh toán và thanh toán liên ngân hàng
trên phạm vi toàn quốc nhằm tạo nên một hệ thống thông suốt và an toàn.
- Tăng cường năng lực
tài chính và nâng cao chất lượng tài sản: Các NHTM cần chủ động nâng cao năng lực
tài chính của mình trên các phương diện chính như: Vốn tự có, chất lượng tài sản,
thanh khoản, khả năng sinh lời, hệ số an toàn vốn. Để làm được điều này trước
tiên các NHTM VN cần phải từng bước tăng vốn điều lệ bằng các biện pháp: Phát
hành cổ phiếu cho nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, tự nguyện sáp nhập, hợp
nhất với nhau; khi tiến hành đầu tư hay cho vay mới cần tuân thủ đúng quy trình;
minh bạch thông tin và trích lập đầy đủ các khoản dự phòng; tuân thủ yêu cầu an
toàn trong hoạt động kinh doanh về cơ cấu huy động và cơ cấu cho vay; hạn chế rủi
ro, tiết giảm chi phí và nâng cao khả năng sinh lời.
- Tiếp tục giải quyết nợ
xấu theo lộ trình với một số hướng đi cơ bản như: Biện pháp thu nợ có chiết khấu;
Bán nợ cho các tổ chức có chức năng mua - bán nợ chuyên nghiệp (DATC, AMC), đây
là phương án giúp chủ nợ thu hồi một phần vốn kinh doanh để phục vụ cho các nhu
cầu và cơ hội kinh doanh mới, nhằm cải thiện tình hình tài chính. Chuyển nợ
thành vốn góp gắn với tái cấu trúc DN. NHTM chủ động phối hợp với khách hàng
vay để cơ cấu lại nợ, giãn thời gian trả nợ và xem xét giảm lãi suất một cách hợp
lý cho khách hàng có khó khăn tài chính tạm thời, có chiều hướng cải thiện sản
xuất kinh doanh tích cực, được đánh giá có khả năng trả nợ theo thời gian cơ cấu
lại nợ. NHTM tăng cường trích lập, sử dụng DPRR để xử lý nợ xấu theo quy định của
pháp luật. Đẩy nhanh tiến độ bán, xử lý các tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu
để thu hồi vốn.
- Sắp xếp lại hệ thống
mạng lưới và kênh phân phối một cách khoa học: Trong thời gian tới các NHTM VN
cần phải có giải pháp cụ thể cơ cấu lại mạng lưới như sáp nhập, giải thể, thay
đổi nhân sự quản lý, ...trong điều kiện hạn chế tối thiểu sự xáo trộn, hoang
mang về tâm lý đối với đội ngũ nhân sự. Từ đó, nâng cao khả năng tiếp cận dịch
vụ ngân hàng cho toàn xã hội.
- Hoàn thiện quy trình
tín dụng, chính sách về tài sản đảm bảo và hệ thống xếp hạng tín dụng theo
thông lệ quốc tế, bên cạnh đó đa dạng hóa danh mục sản phẩm theo hướng tăng cường
các sản phẩm dịch vụ ngoài tín dụng, đặc biệt là sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện
tử.
- So với yêu cầu, thách
thức của việc hội nhập quốc tế, các ngân hàng trong nước còn quá nhiều việc phải
làm. Hợp tác liên kết lại với nhau tạo sức mạnh tổng hợp trong cạnh tranh và
phát huy lợi thế kinh tế nhờ quy mô trên cơ sở tái cấu trúc hệ thống ngân hàng
giai đoạn 2016-2020 là những hướng đi hợp lý của hệ thống ngân hàng Việt Nam
trong cả lộ trình hội nhập trước mắt.
Tài liệu tham khảo
1. Ths Lê Phương Ninh và Ths. Vũ Thị
Thu Hà, Những thách thức đối với lĩnh vực tài chính – ngân hàng khi tham gia TPP,
Tạp chí Tài chính số 6 năm 2013;
2..Brock R. Williams, 2013.
“Trans-Pacific Partnership (TPP) Countries: Comparative Trade and Economic
Analysis”, CRS Report for Congress.
3. http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/nghien-cuu-dieu-tra/nhung-thach-thuc-doi-voi-linh-vuc-tai-chinh-ngan-hang-khi-tham-gia-tpp-26748.html
4.Kỷ yếu hội thảo
“Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) – ý nghĩa và tác động đối
với nền kinh tế VN”, tháng 3/2013.
5. PGS. TS. Phạm
Duy Nghĩa (2013),
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP: Cơ hội nào cho VN, NXB Thời
đại.
6. 16 Hiệp định
thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP)” tại địa chỉhttp://
trungtamwto.vn/tpp/lich-su-hinh-thanh- va-dien-bien-dam-phan-tpp.
7.http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/co-nen-tang-truong-tin-dung-bang-moi-gia-201408071432459402.chn
8.http://www.bvsc.com.vn/News/201532/339304/tang-truong-tin-dung-va-hieu-qua.aspx
9.http://www.sbvlamdong.com/index.php/vi-VN/allbum-anh-hoat-dong/91-ban-ve-giai-phap-tang-truong-tin-dung-nam-2015
10.http://www.sav.gov.vn/881-1-ndt/ngan-hang-thuong-mai-viet-nam-hoi-nhap-quoc-te-co-hoi-va-thach-thuc.sav
11.http://dantri.com.vn/xa-hoi/he-thong-ngan-hang-phia-sau-cua-su-thanh-cong-1414760042.htm