1.Mục tiêu môn học Kiểm toán căn bản
•
Cung cấp kiến thức cơ bản về
Kiểm toán
•
Trình bày các đặc điểm về bản
chất, chức năng, vai trò của kiểm toán và lịch sử phát triển của kiểm toán; các
cách phân loại kiểm toán
•
Hiểu rõ các khái niệm cơ bản
sử dụng trong kiểm toán như: gian lận và sai sót; trọng yếu và rủi ro kiểm
toán; kiểm soát nội bộ; cơ sở dẫn liệu và bằng chứng kiểm toán.
•
Trình bày các phương pháp sử
dụng trong kiểm toán và vận dụng nó để phát hiện và sữa chữa sai phạm.
2. Nội dung bài giảng
Nội dung
chương trình giảng dạy môn Kiểm toán căn bản được xây dựng trên cơ sở mục tiêu
môn học, theo yêu cầu CĐR ngành Kế toán.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN
1.1 Bản chất của kiểm
toán
1.2 Chức năng của kiểm
toán
1.3 Vai trò, ý nghĩa của
kiểm toán trong nền kinh tế
1.4 Lịch sử phát triển của
kiểm toán
CHƯƠNG 2: PHÂN LOẠI KIỂM TOÁN
2.1. Phân loại kiểm toán
theo mục đích kiểm toán
2.2. Phân loại kiểm toán
theo hệ thống bộ máy tổ chức
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG KIỂM TOÁN
3.1. Gian lận và sai sót
3.2. Trọng yếu và rủi ro
kiểm toán
3.3. Kiểm soát nội bộ
3.4. Cơ sở dẫn liệu
3.5. Bằng chứng kiểm
toán
|
CHƯƠNG 4: HỆ THỐNG PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN
4.1. Khái quát chung về
hệ thống phương pháp kiểm toán
4.2. Hệ thống phương
pháp kiểm toán chứng từ
4.3. Hệ thống phương
pháp kiểm toán ngoài chứng từ
4.4. Phương pháp chọn mẫu
trong kiểm toán
Chương 5: TỔ CHỨC CÔNG TÁC KIỂM TOÁN
5.1. Khái quát chung
về tổ chức công tác kiểm toán
5.2. Giai đoạn chuẩn
bị kiểm toán
5.3. Giai đoạn thực
hiện kiểm toán
5.4. Kết thúc kiểm
toán
CHƯƠNG 6: KIỂM TOÁN VIÊN VÀ HIỆP HỘI KIỂM TOÁN VIÊN
6.1. Yêu cầu đối với kiểm
toán viên
6.2. Trách nhiệm pháp lý
của kiểm toán viên
6.3. Hiệp hội kiểm toán viên
|
3. Phương pháp giảng dạy
Các
phương pháp giảng dạy (PPGD) sử dụng trong môn học Kiểm toán căn bản:
•
Thuyết giảng kết hợp dùng bảng
và bài giảng Slide
•
Phát vấn: đặt câu hỏi kiểm
tra quá trình tự học của Sinh viên
•
Điển cứu: Đưa ra một số tình
huống điển hình thực tế, từ đó phân tích giúp người học nắm rõ nội dung bài học
•
Hoạt động nhóm của sinh viên:
Giao bài tập làm việc nhóm; thực hiện làm việc nhóm trên lớp.
Mỗi một phương pháp dạy học đều
nhấn mạnh đến một khía cạnh nào đó của quá trình học tập. Các phương pháp đều
có những ưu điểm và hạn chế do vậy giảng viên cần linh hoạt trong quá trình lựa
chọn các phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng người học mà mục tiêu hướng
tới của môn học.
Mặc dù các phương pháp giảng
dạy môn Kiểm toán căn bản nêu trên đã được các giảng viên đảm nhận môn học thực
hiện khá thường xuyên. Tuy nhiên thực tế vấn có nhiều vấn đề cần
trao đổi nhằm nâng cao tính hiệu quả trong quá trình giảng viên tổ chức hoạt động
nhóm cho sinh viên trên lớp. Cụ thể:
•
Thứ nhất: làm việc nhóm hiện
nay chưa mang lại hiệu quả cao do các nguyên nhân từ tính thụ động của người học,
vấn đề chưa chủ động trong tự học của sinh viên, khả năng tư duy giải quyết vấn
đề, tâm lý ỷ lại một vài thành viên trong nhóm, số lượng thành viên trong lớp
đông.
•
Thứ hai: Giảng viên chưa thực
sự nắm rõ các kỹ thuật trong quá trình tổ chức thực hiện nhóm trên lớp.
4. Các kỹ thuật dạy học tích cực trong triển
khai làm việc nhóm
Các kỹ thuật dạy học tích cực:
•
Kỹ thuật động não
•
Kỹ thuật thảo luận viết
•
Kỹ thuật XYZ
•
Kỹ thuật Bể cá
•
Kỹ thuật mảnh ghép
•
Kỹ thuật khăn phủ bàn
•
Kỹ thuật chia sẻ nhóm đôi
•
Bản đồ tư duy
•
Kỹ thuật động não ABC
•
Kỹ thuật Kipling
•
Kỹ thuật KWL
Giảng viên cần nắm rõ các kỹ
thuật dạy học tích cực trong tổ chức hoạt động nhóm trên lớp. Cần nắm rõ ưu điểm
và hạn chế của các kỹ thuật dạy học tích cực, từ đó áp dụng linh hoạt nhằm hoàn
thành tốt nhất mục tiêu môn học đề ra.
Trong phạm vi môn Kiểm toán
căn bản, căn cứ vào mục tiêu môn học, nội dung bài giảng, số lượng sinh viên
trong lớp, nguồn lực, công cụ dạy học và sở thích- phong cách dạy của giảng
viên để lựa chọn phương pháp giảng dạy, kỹ thuật giảng dạy phù hợp nhằm tăng cường
khả năng tích cực của sinh viên, nâng cao hiệu quả giờ dạy và đạt được mục tiêu
môn học.
Gợi ý về một số kỹ thuật ứng
dụng hiệu quả trong môn Kiểm toán căn bản như sau:
-
Chương 1: Mục 1.3 Vai trò, ý
nghĩa của Kiểm toán: Giảng viên cho làm việc nhóm theo kỹ thuật Động não hoặc Kỹ
thuật XYZ.
-
Chương 2: Sử dụng kỹ thuật mảnh
ghép nhằm đào sâu kiến thức cho người học, phát huy hiểu biết, và giải quyết những
hiểu sai của sinh viên.
-
Chương 3: Mục 3.1 Kỹ thuật
XYZ; Mục 3.4 Kỹ thuật bể cá
-
Chương 5: Bản đồ tư duy
-
Chương 6: Khăn trải bàn
-
Bài tập: Kỹ thuật chia sẻ
nhóm đôi.
5. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
phương pháp giảng dạy
•
Đối với giảng viên:
Giảng
viên cần thường xuyên đầu tư thời gian và công sức để thiết kế bài giảng, theo
dõi hoạt động tự học của sinh viên, giúp đỡ, góp ý giúp sinh viên đi đúng hướng.
Giảng
viên tích cực học hỏi, áp dụng sáng tạo công nghệ thông tin trong dạy học.
Giảng
viên thường xuyên cập nhập các phương pháp giảng dạy hiện đại trên thế giới.
•
Đối với sinh viên:
Luôn có ý thức tự học, tự
trau dồi năng lực cá nhân
Nhận thức được tầm quan trọng
của việc tham gia các hoạt động trong lớp, hoạt động tự học để tích lũy đủ kiến
thức, kỹ năng nghề khi ra trường.
ThS.Nguyễn
Thị Diệu Thúy
Bộ môn Kế
toán- Khoa Kinh Tế