ĐỔI MỚI CÔNG TÁC KIỂM TRA, ĐÁNH
GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
ThS Đường Thị Quỳnh Liên
Khoa Kinh tế - Trường Đại học Vinh
Bài đăng Tạp
chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 5/2016, trang 50-52
TÓM TẮT
Kiểm tra đánh giá là khâu then chốt
cuối cùng của qúa trình dạy học, là khâu quan trọng tác động lớn đến quá
trình nâng cao chất lượng đào tạo. Việc kiểm tra đánh
giá khách quan, nghiêm túc, đúng cách, đúng hướng sẽ là động lực
mạnh mẽ khích lệ sự vươn lên trong học tập của sinh viên. Trong bài viết này
xin đề cập đến đổi mới KTĐG kết
quả học tập của sinh viên ngành kế toán tại trường Đại học Vinh, đồng thời đề xuất
một số giải pháp nâng cao chất lượng KTĐG, góp phần nâng cao chất lượng cho dạy
và học của trường
Đại học Vinh.
ABSTRACT
The innovation of examination and assessment of the
academic results of accounting students at Vinh University
Examination
and assessment are the final key stage of the teaching process, an important
factor are greater impacts on the process of improving the quality of training.
Examination and assessment performed objectively, seriously, properly, in the
right direction shall be a strong
motivation, encouraging the rise of student in learning. This essay mentions
the innovation of examination and assessment of the academic results of
accounting students at Vinh University, at the same time proposing some solutions
to improve the quality of examination and assessment, which contribute to
improving the quality of teaching and learning at Vinh University.
Thực tế cũng cho thấy, một bộ
phận lớn sinh viên đã tốt nghiệp ở Trường Đại học Vnh vẫn chưa được xã
hội chấp nhận do không đủ năng lực để phục vụ được các nhiệm vụ
thực tế, mà sự bất cập trong hệ thống đánh giá kết quả học tập
là một vấn đề rất đáng quan tâm.
Đánh giá quá trình học tập
phải được thể hiện thông qua bảng điểm của sinh viên và hệ thống
chuẩn mực dùng để xác định các điểm số đó. Một nền giáo dục tiến
bộ cần phải có một hệ thống điểm số đánh giá được chuẩn hoá, sao
cho vừa có thể chuyển tải được hết mục đích của giáo dục, vừa
giúp xã hội đánh giá chính xác mức độ có ích năng lực của sinh
viên, đồng thời có thể giúp người học định hướng được mục tiêu và
điều chỉnh được hành vi, để tự nâng cao kết quả học tập của bản
thân. Trước yêu cầu hội nhập càng đến gần, việc nâng cao chất lượng
kiểm tra đánh giá và nhanh chóng hoàn thiện một hệ thống đánh giá kết
quả học tập chất lượng cao là một yêu cầu tất yếu. Đối với các
trường Đại học và Cao Đẳng vấn đề này lại càng có tầm quan trọng
đặc biệt hơn.
2.1 Thực trạng công
tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ở trường Đại học Vinh hiện nay
Thông thường kết quả học tập
của các môn học được đánh giá theo thang điểm 10 với
các điểm bộ phận như sau:
10% đánh giá tính chuyên cần của
sinh viên
20% đánh giá kết quả kiểm
tra giữa kì
70% đánh giá kết quả thi
cuối kì
Đánh giá tính chuyên cần của sinh viên
Để đánh giá tính chuyên cần của
sinh viên, giảng viên dựa vào
- Số
buổi tham gia lớp học của sinh viên
- Tinh
thần tham gia của sinh viên trong các tiết học và các giờ thảo luận
Sinh viên tham gia lớp
học là cần thiết để nghe giảng viên hướng dẫn những nội dung
cơ bản của môn học. Trên cơ sở đó, sinh viên tự nghiên cứu
và trình bày ý kiến trong buổi thảo luận. Vì vậy, việc đánh
giá tính chuyên cần sẽ tạo điều kiện cho sinh viên nắm được
những nội dung cơ bản của môn học và định hướng tự nghiên cứu cho mình.
Đánh giá kết quả kiểm tra giữa kì
Hình thức kiểm tra giữa kì của
giảng viên rất phong phú:
Giảng viên có thể kiểm tra nhiều lần
trong quá trình học với thời gian và hình thức thích hợp. Thời lượng cho bài
kiểm tra giữa kì có thể cả tiết học hoặc ngắn hơn. Việc kiểm tra như vậy sẽ
giúp giảng viên hiểu được trình độ học tập của sinh viên và giúp sinh viên tích
cực hơn trong học tập.
Với nhiều môn học, giảng viên đánh
giá kết quả giữa kì dựa trên trình bày của cá nhân và nhóm về từng vấn đề được
phân công. Hoặc bằng hình thức vấn đáp và cho điểm trực tiếp.
Đánh giá kết quả thi cuối kì
Có nhiều hình thức đánh
giá mà các giảng viên thường sử dụng để đánh giá kết quả thi cuối kì của sinh
viên. Có 2 hình thức chính là các bài thi viết (Trắc nghiệm khách quan, tự luận
ở hai dạng được tham khảo tài liệu hoặc không) và thi vấn đáp.
Về quy trình ra đề thi,
sử dụng ngân hàng đề thi, nhân đề thi, coi thi, chấm bài thi, lưu giữ bài
thi…Thì tuân theo quy định của trường Đại học Vinh.
Một số tồn tại
Thưc̣ tế hiện nay, mặc
dù phương pháp đánh giá đã có nhiều cải tiến tích cực nhưng vẫn
còn nhiều vấn đề cần phải bàn để tiếp tục hoàn thiện :
- Hình thức thi và kiểm tra: chưa
phong phú, chủ yếu vẫn là thi và kiểm tra viết
- Phạm vi thi và kiểm tra: vẫn
còn tình trạng một số môn học giới hạn phạm vi qúa hẹp trên một
diện rất rộng kiến thức sinh viên được học, do đó dẫn tới tình
trạng sinh viên học tủ, học lệch, học đối phó.
- Nội dung thi và kiểm tra: các
câu hỏi thi và kiểm tra còn nhiều trùng lắp, thiếu sáng tạo. Nhiều
câu hỏi chủ yếu là tái hiện kiến thức lý thuyết, thậm chí ra đúng
như đề mục trong bài, vì vậy nhiều sinh viên bỏ tiết không đi học
nhưng vẫn thi đươc̣ là nhờ học thuộc lòng (học vẹt, không cần hiểu)
hoặc quay cóp.
- Ngoài ra một vấn đề nữa mà
theo tôi cũng cần phải quan tâm đó là vẫn còn có tình trạng (mặc dù
rất là cá biệt) giáo viên, khoa, bộ môn do chạy theo thành tích nên
dẫn tới tâm lý dễ dãi trong vấn đề đánh giá sinh viên của mình, ảnh
hưởng đến tính động viên thi đua trong sinh viên và giữa các khoa bộ
môn.
- Vấn đề tuỳ tiện trong cách
đánh giá kết quả học tập. Kết quả là hệ thống điểm số đánh giá
khác nhau không chỉ xảy ra ở cấp trường, cấp khoa, bộ môn, mà cả
giữa các giáo viên trong từng bộ môn. Trên bình diện xã hội nhiều
trường có tên tuổi, có điểm số tuyển sinh đầu vào cao nhưng lại có
điểm số bình quân khá thấp, số sinh viên bị buộc thôi học hàng năm
chiếm tỷ lệ khá lớn, trong khi tình hình lại xảy ra ngược lại ở
các trường mới hình thành.
-
Phương pháp đánh giá sinh viên chưa thực sự động viên sinh viên phấn
đấu vươn lên trong học tập. Việc đánh giá sinh viên của mỗi giảng viên
chưa thực sự đồng nhất, còn nhiều sai biệt khác nhau, có môn thì quá
chặt, có môn thì quá lỏng.
- Bệnh chạy theo thành tích, đã
tạo thêm cơ hội cho chủ nghĩa thực dụng có đất phát triển, điểm số
trở thành công cụ để tăng thêm thu nhập cho một số nhà giáo. Tâm lý
dễ dãi trong vấn đề đánh giá sinh viên của mình, ảnh hưởng đến tính
động viên thi đua trong sinh viên và giữa các khoa, bộ môn. Kết quả mô
hình học tủ, thi tủ, giới hạn chương trình thi, ra đề tủ, đến phương
pháp học tủ xuất hiện phổ biến, nhiều sinh viên tốt nghiệp với điểm
cao nhưng lại không đáp ứng được yêu cầu thực tế, gây khó khăn cho
việc tuyển dụng và tốn kém chi phí để đào tạo.(Không phổ biến )
2.2 Giải pháp nâng cao
chất lượng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên
Nhìn chung có 5 cấp độ
“đánh giá” quá trình dạy và học :
- Nhớ (Knowledge)
: là khả năng ghi nhớ và nhận diện thông tin.
- Hiểu (Comprehension) :
là khả năng hiểu, giải thích hoặc suy diễn (dự đoán được kết quả
và ảnh hưởng).
- Vận dụng (Application)
: là khả năng sử dụng thông tin và kiến thức từ một sự việc này
sang sự việc khác.
- Phân tích (Analysis)
và tổng hợp (Synthesis): là khả năng nhận biết, phát hiện và phân
biệt các bộ phận cấu thành của thông tin hay tình huống và khả năng
khái quát, hợp nhất.
- Đánh giá (Evaluation)
: là khả năng phán xét giá trị hoặc sử dụng thông tin theo các tiêu
chí thích hợp.
Hiện nay phương pháp đánh giá truyền
thống vẫn có những ưu điểm của nó (có thể đánh giá hiệu quả của quá trình nhận
thức của sinh viên, và cũng có thể tái nhận hay tái hiện một vấn đề gì đó trong
cuộc sống thực. Thí dụ, mục tiêu của bài học chỉ là nắm vững kiến thức nào đó,
thì một vài câu hỏi nhiều lựa chọn hoặc câu trả lời ngắn có thể đánh giá được
mức độ đạt mục tiêu này.) do đó cần tiếp tục duy trì. Trong mô hình đánh giá
truyền thống, sinh viên ít có cơ hội để trình diễn những gì họ học được bằng
nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, đề thi được thiết kế tốt cho phép xác định vị trí
của từng sinh viên so với những sinh viên khác trong cùng một lĩnh vực.Trong
quá trình thực hiện tôi thấy cần chú ý các giải pháp sau:
- Thứ nhất, ap
dụng nhiều hình thức thi kiểm tra một cách linh hoạt phù hợp, như :
thi viết, thi vấn đáp, thi trắc nghiệm……Mỗi hình thức có những ưu
nhược điểm riêng.Tuỳ vào đặc trưng môn học, khối lượng kiến thức,
đặc trưng nghề nghiệp tương lai của sinh viên, mà chúng ta có sự lựa
chọn, phối hợp vận dụng linh hoạt các hình thức phù hợp nhằm đạt
được hiệu qủa cao và công bằng.
- Thứ hai,
nếu giảng viên trong quá trình dạy học tập trung chủ yếu vào các mẫu kiến thức
sẽ được thi thì việc trình diễn tốt kiến thức có liên quan tới những mẫu đó
không có nghĩa đã phản ánh kiến thức về toàn bộ môn học. Do vậy, những mẫu kiến
thức sẽ có trong bài thi bao giờ cũng được bảo mật nghiêm ngặt, và kết quả là
giảng viên không được phép dạy cụ thể những gì sẽ thi.
- Thứ ba, nội
dung thi phải đảm bảo toàn diện, gắn lý luận với thực tiễn, tránh
tình trạng tái hiện đơn thuần lý thuyết và thiếu tính vận dụng
sáng tạo, nhằm hướng đến mục đích vừa kiểm tra được trên diện rộng
những kiến thức cơ bản mà sinh viên cần nắm, vừa tạo điều kiện cho
người học được rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ và được bộc lộ các khả
năng tư duy phong phú của mình.
- Thứ tư, tuỳ
từng môn học, có thể áp dụng kết cấu đánh giá: dành bao nhiêu % cho
đánh giá giữa kì, dành bao nhiêu % cho đánh giá kết thúc môn học… cho
phù hợp nhằm đảm bảo tính chính xác, tính toàn diện và tính động
viên thi đua.
- Thứ năm, tránh
tình trạng chạy theo thành tích mà “vượt rào” các quy chế, nội quy
thi và kiểm tra, làm ảnh hưởng đến sản phẩm đào tạo, ảnh hưởng đến
thương hiệu mà trường đang cố gắng tạo dựng.
Đối với bất kỳ hình
thức đánh giá nào việc đầu tiên quan trọng nhất là phải xác định chúng ta định
kết thúc ở đâu, sinh viên phải làm gì sau một giai đoạn học tập. Một bài đánh
giá không thể cung cấp những thông tin có giá trị nếu nó không đo được cái định
đo. Do vậy, nếu không xác định được rõ ràng mục đích, mục tiêu của việc học tập
thì mọi bước tiếp theo đều vô ích.
Như trong phần đặt vấn đề đã nói việc
kiểm tra – đánh giá kết quả học tập - một khâu trọng yếu chỉ được tiến hành
thông qua những hình thức truyền thống như các câu hỏi trắc nghiệm khách quan
hoặc trắc nghiệm tự luận. Những bài kiểm tra – đánh giá kiểu này chỉ đòi hỏi
sinh viên miêu tả lại những sự kiện riêng rẽ, hiếm khi yêu cầu sinh viên vận
dụng những kiến thức đã học vào một tình huống thực trong cuộc sống.
Tóm lại, nâng
cao chất lượng giảng dạy nói chung và công tác kiểm tra dánh giá kết quả
học tập của sinh viên nói riêng là một vấn đề rất cần thiết hiện nay. Tuy
nhiên, không phải vì thế mà chúng ta phải tiến hành một cách vội
vàng, mà phải coi đó là phương châm giáo dục, là chiến lược
giáo dục cần kiên trì thực hiên lâu dài đồng bộ. Đặc biệt, nếu được
các cấp lãnh đạo quan tâm đầu tư thích đáng, được cán bộ giáo viên
nhận thức sâu sắc và hưởng ứng hợp tác thì chắc chắn sẽ thành
công.
TÀI LIÊU THAM KHẢO
1.
Nguyễn Thái Vũ (2009), “Thực trạng hệ thống đánh giá kết quả học tập
và biện pháp nâng cao chất lượng kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh
viên”, Trường Đại học Nha Trang.
2.
Cần Thị Thanh Hương, Vương Thị Phương
Thảo, “Đổi mới phương thức tổ chức kiểm
tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở Đại học Quốc gia Hà Nội”, Tạp
chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội
3.
Lý Minh Tiên, Đoàn Văn Điều, Trần Thị
Thu Mai, Võ Văn Mai, Đỗ Hạnh Nga (2004),
“Kiểm tra và đánh giá thành quả học tập của học sinh bằng trắc nghiệm khách
quan”, NXB Giáo dục
4. Nguyễn
Đức Chính (1995), “Đánh giá thực kết quả
học tập trong giáo dục đại học và đào tạo nguồn nhân lực”, Hà Nội
5. Nguyễn
Thanh Sơn (2015) “Đổi mới kiểm tra đánh
giá kết quả học tập của sinh viên theo hướng tiếp cận năng lực nhằm đáp ứng
chuẩn đầu ra”, Trường Đại học Yersin Đà Lạt