Bộ
môn kế toán tổ chức Seminar: Thông tư
133/2016/TT-BTC Hướng dẫn chế độ kế toán Doanh nghiệp nhỏ
và vừa
Hiện nay, xu hướng hội nhập kinh tế đang phát
triển mạnh mẽ ở trong khu vực và trên thế giới. Sự ưu đãi, các hiệp định về
thuế, tính thông lệ quốc tế của chính sách thuế có thể làm gia tăng sự hoà nhập
kinh tế giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Trước sự đổi mới mạnh mẽ của cơ chế thị trường
đòi hỏi hàng loạt các chính sách kinh tế, tài chính phải thay đổi cho phù hợp,
trong đó có chính sách kế toán, thuế. Một trong những thay đổi đó là Bộ tài
chính đã ban hành thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26 tháng 08 năm 2016 về việc Hướng dẫn chế độ kế toán doanh
nghiệp nhỏ và vừa. Những thay đổi này có ảnh hưởng gì đến công tác kế toán nói
chung và kế toán thuế nói riêng là vấn đề đang rất được quan tâm không chỉ của
những người làm trong lĩnh vực kế toán, thuế tại các doanh nghiệp, mà còn của
những giảng viên đang công tác trong lĩnh vực đào tạo. Ngày 12 tháng 10 năm
2016, tại Trường Đại Vinh, Bộ môn Kế toán đã tổ chức seminar về Chế độ kế toán
Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Buổi
sinh hoạt có sự tham gia đầy đủ thành viên trong Bộ môn. Seminar là một hoạt
động khoa học nhằm tăng cường trao đổi kiến thức, kinh nghiệm nghiên cứu từ đó
đẩy mạnh hoạt động và nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học trong toàn Bộ
môn. Mở đầu buổi báo cáo semina, TS. Phạm Thị Thúy Hằng - Trưởng Bộ môn Kế toán
đã trình bày đối tượng, nguyên tắc áp dụng, từ đó phân tích những điểm mới
Thông tư 133/2016/TT-BTC so với Quyết định 48/2006/Qđ-BTC, cụ thể:
I. ĐỐI
TƯỢNG ÁP DỤNG:
Thông tư 133/2016/TT-BTC áp dụng đối với các Doanh
nghiệp nhỏ và vừa (bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc
mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ Doanh
nghiệp nhỏ và vừa trừ doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu
trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng
khoán, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật Hợp tác xã.
Bên cạnh đó là doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như
điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán ... đã được Bộ Tài chính ban hành hoặc
chấp thuận áp dụng chế độ kế toán đặc thù.
II.
NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG
Thứ nhất, Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể lựa
chọn áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư số
200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2015 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ
sung hoặc thay thế nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp
và phải thực hiện nhất quán trong năm tài chính. Trường hợp chuyển đổi trở lại
áp dụng chế độ kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Thông tư này thì phải thực
hiện từ đầu năm tài chính và phải thông báo lại cho cơ quan Thuế.
Thứ hai, doanh nghiệp nhỏ và vừa căn cứ vào
nguyên tắc kế toán, nội dung và kết cấu của các tài khoản kế toán quy định tại
Thông tư này để phản ánh và hạch toán các giao dịch kinh tế phát sinh phù hợp
với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị.
Thứ ba, trường hợp trong năm tài chính doanh
nghiệp có những thay đổi dẫn đến không còn thuộc đối tượng áp dụng theo quy
định tại Thông tư này thì được áp dụng Thông tư này cho đến hết năm tài chính
hiện tại và phải áp dụng Chế độ kế toán phù hợp với quy định của pháp luật kể
từ năm tài chính kế tiếp. Thông tư còn cho biết, doanh nghiệp đăng ký sửa đổi
Chế độ kế toán đối với hệ thống tài khoản kế toán được thực hiện như sau: Phải
được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện đối với
trường hợp cần bổ sung tài khoản cấp 1, cấp 2; sửa đổi tài khoản cấp 1, cấp 2
về tên, ký hiệu, nội dung và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh đặc thù; mở thêm các tài khoản cấp 2, cấp 3 đối với những tài khoản không
có quy định tài khoản cấp 2, cấp 3 tại danh mục Hệ thống tài khoản kế toán
doanh nghiệp tại Phụ lục 1 Thông tư này thì không phải đề nghị Bộ Tài chính
chấp thuận.
III.
ĐIỂM MỚI THÔNG TƯ 133/2016/TT-BTC
1. Đổi mới cách tiếp cận
chính sách: Thông tư này tiếp cận trên tinh thần ưu tiên
tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho những doanh nghiệp kinh doanh đúng pháp
luật, không dựng lên những quy định mang tính trói buộc để phòng ngừa
những đối tượng cố ý lợi dụng chính sách để gian lận. Các hành vi vi phạm pháp
luật đã có chế tài của pháp luật.
2. Đề cao tính khả thi áp
dụng trong thực tế doanh nghiệp: Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa
lần này mang tính cởi mở, linh hoạt cao, đề cao tính khả thi bằng cách đưa ra
nhiều lựa chọn cho doanh nghiệp, như:
·
Chế độ
kế toán chủ yếu quy định đến TK cấp 1, chỉ một số ít TK chi tiết đến cấp 2, mỗi
tài khoản chỉ phản ánh một nội dung chứ không có riêng TK ngắn hạn, dài hạn.
Doanh nghiệp được tự chi tiết và theo dõi ngắn hạn, dài hạn hoặc mở các tài khoản
chi tiết theo yêu cầu quản lý;
·
Dỡ bỏ
toàn bộ sự bắt buộc đối với chứng từ và sổ kế toán. Chế độ kế toán doanh nghiệp
nhỏ và vừa sẽ được tự xây dựng hệ thống chứng từ và sổ kế toán để đáp ứng yêu cầu
quản trị, điều hành phù hợp với đặc thù hoạt động của mình miễn là đáp ứng được
các yêu cầu của Luật kế toán;
·
Chế độ
kế toán chỉ quy định về nguyên tắc kế toán mà không quy định chi tiết các bút
toán. Bằng cách vận dụng nguyên tắc kế toán, Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và
vừa sẽ được tự quyết định các bút toán ghi sổ sao cho phù hợp nhất với quy
trình luân chuyển chứng từ và thói quen của mình miễn là trình bày BCTC đúng
quy định;
·
Chế độ
kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa được tự lựa chọn đồng tiền ghi sổ kế toán khi
đáp ứng được các tiêu chí Chế độ quy định;
·
Chế độ
kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa được tự quyết định ghi hoặc không ghi doanh thu
từ các giao dịch nội bộ mà không phụ thuộc chứng từ xuất ra là hóa đơn GTGT hay
phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ;
·
Được tự
quy định cho đơn vị hạch toán phụ thuộc ghi nhận khoản vốn nhận từ doanh nghiệp
là nợ phải trả hoặc vốn chủ sở hữu;
·
Được lựa
chọn biểu mẫu BCTC theo tính thanh khoản giảm dần hoặc phân biệt ngắn hạn, dài
hạn theo truyền thống…
3. Tách biệt kế toán và thuế, hướng đến phục
vụ nhu cầu quản trị, điều hành doanh nghiệp
Lần đầu tiên Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa có những
sự khác biệt giữa doanh thu, chi phí, lợi nhuận kế toán so với doanh thu tính
thuế (GTGT, TNDN), chi phí được trừ và thu nhập chịu thuế.
4. Kế toán không phải là câu chuyện Nợ –
Có, cần tách biệt kỹ thuật ghi chép trên sổ kế toán và kỹ thuật trình bày BCTC:
Các thông tin trên BCTC phải trung thực, minh bạch và được
trình bày nhất quán chứ không phải việc ghi Nợ hay Có trên các bút toán.
5. Coi trọng bản chất hơn hình thức và tên
gọi giao dịch: Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa lần này sẽ hướng người
làm công tác kế toán đến việc nhận biết giao dịch trước khi áp dụng phương pháp
kế toán và cách làm này sẽ giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc tiếp cận Chế độ
kế toán. Phương pháp kế toán phụ thuộc vào bản chất giao dịch và cách thức giao
dịch vận hành. Vì vậy, người làm kế toán giỏi không phải là người thuộc Nợ – Có
tốt mà là người nắm được nguyên tắc kế toán, bản chất giao dịch và biết vận dụng
nguyên tắc kế toán phù hợp với từng giao dịch.
6. Tiếp cận gần hơn thông lệ và Chuẩn mực
quốc tế: Nền kinh tế của chúng ta đang phát triển và ngày càng hội nhập
với nền kinh tế thế giới. Vì vậy, Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán cũng phải
tiếp cận gần hơn với thông lệ và Chuẩn mực quốc tế. Lần này Chế
độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa đã đưa vào một số nội dung mang tính
thông lệ thế giới như ghi nhận doanh thu tương ứng với nghĩa vụ thực hiện, đánh
giá tổn thất khoản cho vay và bất động sản đầu tư, phân loại chứng khoán kinh
doanh và đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn…