Hiện nay, việc ghi nhận cổ phiếu, trái phiếu niêm yết trên
thị trường chứng khoán và công cụ tài
chính khác có thời gian đáo hạn trên 12 tháng mua vào, bán ra để kiếm lời trong các doanh nghiệp hiện nay dựa trên
nguyên tắc giá gốc. Trong xu thế hội nhập và tiếp cận với chuẩn mực kế toán
quốc tế, kế toán theo nguyên tắc giá gốc sẽ dần bị thay thế bởi kế toán theo
phương pháp giá trị hợp lý. Bài viết đưa ra những tồn tại trong việc hạch toán
chứng khoán kinh doanh theo nguyên tắc giá gốc và vận dụng giá trị hợp lý để
ghi nhận chứng khoán kinh doanh
1.
Hạn chế của việc ghi nhận chứng khoán kinh doanh
theo giá gốc
Nguyên tắc giá gốc được
xem là nền tảng đo lường của kế toán trong nhiều năm qua và kế toán theo phương
pháp giá gốc đã thực hiện tốt chức năng cung cấp thông tin phù hợp và đáng tin
cậy cho người sử dụng. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, kế toán theo giá gốc
đã bộc lộ những hạn chế đối với việc phản ánh thông tin về tài sản tài chính
nói chung và các khoản đầu tư tài chính nói riêng. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, hạn chế trong việc ghi nhận ban đầu của chứng khoán kinh doanh
Theo thông tư
200/BTC-BTC, chứng khoán kinh doanh phải được ghi sổ kế toán theo giá
gốc, bao gồm: Giá mua cộng (+) các chi phí mua (nếu có) như chi phí môi giới,
giao dịch, cung cấp thông tin, thuế, lệ phí và phí ngân hàng. Việc
ghi nhận cả chi phí môi giới, chi phí giao dịch, và các chi phí khác như chi
phí cung cấp thông tin, thuế, lệ phí,… vào giá gốc của chứng khoán nắm giữ
trong thời gian ngắn, làm cho giá trị của các khoản đầu tư này được phản ánh
không chính xác, “đẩy” giá gốc của các khoản đầu tư chứng khoán lên rất cao so
với giá trị thực tế của nó đang được giao dịch trên thị trường.
Thứ hai,
bất cập trong việc phản ánh và trình bày chứng khoán kinh doanh trên báo cáo
tài chính
Khi
kết thúc kỳ kế toán, giá trị cổ phiếu, trái phiếu niêm yết trên thị trường
chứng khoán và công cụ tài chính khác có
thời gian đáo hạn trên 12 tháng mua vào, bán ra đểtheo giá gốc – giá trị ban
đầu. Nếu chứng khoản kinh doanh bị giảm giá hoặc giá trị bị tổn thất do tổ chức
kinh tế mà doanh nghiệp đang đầu tư vào bị lỗ, thì doanh nghiệp sẽ phải trích
lập dự phòng theo quy định. Còn ngược lại, nếu giá trị tăng lên do giá cổ phiếu tăng, thì khoản
chênh lệch này lại không được phản ánh và ghi nhận
2.
Vận dụng giá trị hợp lý trong việc ghi nhận và trình bày chứng khoán kinh doanh
Việc
chọn lựa phương pháp ghi chép, hạch toán chứng khoán kinh doanh phải phù hợp
với mục tiêu chung của BCTC. Với việc phản ánh giá trị của chứng khoán kinh
doanh trong doanh nghiệp theo giá trị hợp lý sẽ giúp kế toán thực hiện tốt hơn
chức năng cung cấp các thông tin thích hợp để hỗ trợ người sử dụng đánh giá
hiệu quả hoạt động của đơn vị.
Thứ
nhất, thiết lập mô hình xác định giá trị hợp lý của chứng khoán kinh doanh
Để
xác định giá trị hợp lý của chứng khoán kinh doanh trong doanh nghiệp, cần phải
phân loại các khoản đầu tư này dựa trên loại thị trường mà khoản đầu tư này có
giao dịch.
Thứ hai, hoàn thiện việc ghi nhận ban đầu
đối với chứng khoán kinh doanh
Để
tăng cường tính minh bạch của thông tin kế toán, tạo điều kiện tối đa cho việc
giám sát tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,
khi ghi nhận ban đầu, chứng khoán của doanh nghiệp nên được phản ánh theo giá
trị hợp lý mà không nên phản ánh theo giá gốc.
Thứ
ba, hoàn thiện việc ghi nhận và trình bày chứng khoán kinh doanh trên BCTC tại
thời điểm kết thúc kỳ kế toán
Đến
cuối kỳ kế toán, sẽ tiến hành ghi nhận chênh lệch phát sinh do sự biến động của
giá trị hợp lý của chứng khoán kinh doanh
3.
Kết
luận
Giá trị hợp lý ngày càng được sử dụng rộng rãi
trong việc đánh giá và ghi nhận các yếu tố tài sản trên BCTC trong những năm
gần đây. Mong rằng các cơ quan quản lý Nhà nước, Vụ Chế độ kế toán – kiểm toán
của Bộ Tài chính sớm ban hành những văn bản pháp lý quy định cụ thể hơn nữa về
cách thức ghi nhận và hạch toán chứng khoán kinh doanh, để thông tin của các
doanh nghiệp ngày càng được phản ánh trung thực, khách quan phù hợp với thông
lệ và chuẩn mực kế toán quốc tế.
Tài liệu tham khảo
1.
Thông
tư 200/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014
2. Hệ thống chuẩn mực kế
toán quốc tế (IAS, IFRS)
3.
http://web.kiemtoan.gov.vn
Ths. Phạm Thị Kim Yến ( Bộ môn Kế toán –
Khoa Kinh Tế)