Việt Nam đang là thành viên tích cực của nhiều tổ chức trong khu vực và quốc tế như: Tổ chức Liên Hợp quốc (UN), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC)... Hòa chung với việc hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, thương mại điện tử đã mở ra lối đi riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Với tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử tại Việt Nam có thể đạt đến 50% trong năm 2020, hứa hẹn sẽ là một mảnh đất màu mỡ dành cho các nhà đầu tư. 

Thống kê từ Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số cho thấy, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có mức tăng trưởng thương mại điện tử nhanh nhất thế giới, với tốc độ 35% mỗi năm, cao gấp 2,5 lần so với Nhật Bản. Tốc độ phát triển nhanh, hiện diện hàng ngày và ngày càng trở nên phổ biến trong đời sống không chỉ doanh nghiệp mà cả với người dân.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp siêu nhỏ nhưng đã tận dụng được mạng xã hội và thương mại điện tử để bán hàng đi nhiều quốc gia, giúp giảm bớt khâu trung gian và chi phí, từ đó đem hàng hóa trực tiếp đến tay người tiêu dùng và đạt lợi nhuận cao nhất. 

Các doanh nghiệp thương mại điện tử cũng từ đó mà phát triển nhanh và lớn mạnh, hòa thêm gam màu sáng cho bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2018. 

Bên cạnh đó, công nghệ thanh toán không dùng tiền mặt cũng tác động không nhỏ đến sự chuyển mình này. Vì thế, có thể tới 30% doanh thu bán lẻ toàn cầu đến năm 2020 sẽ được thực hiện qua các ứng dụng, phần mềm trên máy tính và các thiết bị di động. Đặc biệt, đến năm 2025, nền kinh tế chia sẻ toàn cầu sẽ có trị giá 300 tỷ USD.

 Xu hướng bán hàng đa kênh trở nên phổ biến hơn hẳn khi nhiều doanh nghiệp sở hữu cửa hàng online vẫn đầu tư cửa hàng offline và ngược lại. 

Thực tế cho thấy, bán hàng đa kênh mang lại trải nghiệm liền mạch thống nhất giữa “thực” và “ảo” cho khách hàng, tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng, đồng thời tạo nên lợi thế cạnh tranh khác biệt so với đối thủ. 

Có thể thấy hàng loạt nhà bán lẻ danh tiếng trong nước đã và đang đầu tư hệ thống bán hàng trên nền thương mại điện tử như: Lotte Mart, FPT Shop, Thế giới di động,… song song với các cửa hàng thực tế. 

Thương mại điện tử được xem là một công cụ hỗ trợ thương mại truyền thống trong bối cảnh Việt Nam hiện nay

Trước những lợi ích to lớn và độ phổ biến của TMĐT, hiện nay TMĐT đã trở thành công cụ quan trọng đối với mọi doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình. Lợi ích mà TMĐT mang lại cho doanh nghiệp có thể kể đến là:

- Quảng bá thông tin và tiếp thị cho thị trường toàn cầu với chi phí thấp: với khả năng kết nối internet hiện nay, bạn có thể dễ dàng đưa thông tin quảng cáo đến hàng triệu người từ khắp mọi nơi trên thế giới . Tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng tài chính chi trả cho việc quảng bá mà doanh nghiệp cần có kế hoạch quảng cáo cho phù hợp.

- Dịch vụ tốt hơn cho khách hàng: Với TMĐT, bạn có thể cung cấp catalogue, thông tin, bảng báo giá chi tiết cho khách hàng một cách nhanh chóng và thuận tiện, và việc mua hàng trên mạng đã trở nên dễ dàng phổ biến rất nhiều… Trong thời đại ngày nay, cuộc sống số hóa đã đẩy nhịp sống tăng cao, khách hàng ngày càng đòi hỏi mọi thứ phải nhanh hơn từ thông tin sản phẩm, việc mua hàng, thanh toán và các chính sách hậu bán hàng,...

- Tăng doanh thu: Với TMĐT, đối tượng khách hàng của bạn giờ đã không còn giới hạn về khoảng cách địa lý hay thời gian làm việc. Do đó mỗi doanh nghiệp hoàn tiếp cận được số lượng khách hàng lớn, đẩy cao doanh thu lợi nhuận của mình.

- Giảm chi phí: Với TMĐT sẽ không tốn kém quá nhiều cho việc thuê cửa hàng, mặt bằng, nhân viên phục vụ,… Đặc biệt với những doanh nghiệp xuất khẩu, các chi phí phát sinh do khoảng cách có thể giảm thiểu đi đáng kể.

- Lợi thế cạnh tranh: trong bối cảnh đa số mọi doanh nghiệp hiện nay đều tham gia TMĐT thì doanh nghiệp nào có những ý tưởng sáng tạo, chiến lược tiếp thị tốt sẽ là lợi thế để cạnh tranh. Bởi TMĐT là một sân chơi cho sự sáng tạo, sự đột phá cho tất cả mọi doanh nghiệp.

Để thu hút khách mua hàng trực tuyến, TMĐT sẽ là kênh quảng bá sản phẩm để khách hàng nhận được chất lượng sản phẩm như đã được quảng cáo và cần thiết kế trang web, ứng dụng mua sắm dễ sử dụng.

Bùng nổ trong tương lai 

Theo đà phát triển hiện tại, sự bùng nổ mạnh mẽ của thương mại điện tử là điều không khó đoán trong tương lai. Ông Trần Trọng Tuyến, Tổng thư ký Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam, cho rằng tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử tại Việt Nam có thể đạt đến 50% trong năm 2020, hứa hẹn là một mảnh đất màu mỡ dành cho các nhà đầu tư. 

Cũng theo báo cáo của Hãng tư vấn Nielsen Việt Nam, nếu như toàn cầu sẽ có 4 tỷ người kết nối internet đến năm 2020 thì tại Việt Nam năm 2017 vừa qua đã có gần 53,9 triệu người sử dụng internet. Dự báo con số này sẽ tăng lên đến 59,5 triệu người vào năm 2022, tức chiếm gần 60% dân số. 

Tóm lại, thương mại điện Tử thực sự là một cơ hội cho các doanh nghiệp ở Việt Nam. TMĐT là bước phát triển tất yếu, phù hợp với xu thế mới, mang lại hiệu quả và giá trị lợi nhuận cao trong khi nền kinh tế truyền thống đang dần bão hoà. Với một quốc gia có đến 53% dân số sử dụng internet và gần 50 triệu thuê bao sử dụng smartphone, thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam được dự đoán rất tiềm năng và sẽ bùng nổ trong thời gian tới.

Bạn đừng nghĩ rằng hãy còn quá sớm để nói đến Thương Mại Điện Tử. Những người chiến thắng thường là những người đi tiên phong, hơn nữa, các doanh nghiệp cũng đã bắt đầu quan tâm nhiều đến Thương Mại Điện Tử, do đó, để giành lấy ưu thế, bạn không thể thủng thỉnh đi dạo và quan sát người khác hành động, mà bạn phải nhanh tay hành động ngay.

Định hướng nghề nghiệp cho sinh viên các khối ngành kinh tế

Có rất nhiều lí do để sinh viên Kinh tế nên theo học chuyên ngành Thương mại điện tử. Hãy thử hình dung, tầm quan trọng của công nghệ, điện tử, số hóa dữ liệu trong lưu trữ, các hệ thống tự động hóa trong doanh nghiệp và hàng loạt các công cụ tiện ích có trên internet... bạn nghĩ sao?

Thật vậy, Thương mại điện tử đang là xu hướng hiện nay đang được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm và chú ý.

Trong thời gian sắp tới, số lượng chuyên viên theo học ngành Thương mại điện tử sẽ trở thành trợ thủ đắc lực của các doanh nghiệp. Khi theo học, bạn sẽ được học hỏi những kiến mở rộng về hệ thống thông tin, những kiến thức marketing và rất nhiều kiến thức kinh tế khác nữa.

Chương trình đào tạo cử nhân ngành TMĐT trang bị kiến thức hiện đại, kỹ năng vận dụng công nghệ mới, cũng như kiến thức cơ bản và hệ thống về kinh tế học; năng lực tiếp cận, mô hình hóa các vấn đề cấp thiết của kinh doanh và quản lý, đề xuất giải pháp công nghệ và phát triển phần mềm phục vụ hoạt động quản lý, kinh doanh một cách hiệu quả. Với chương trình đào tạo tiên tiến, sinh viên tốt nghiệp có khả năng hội nhập thị trường lao động trong khu vực và trên thế giới.

 

Bộ môn QTKD - Khoa Kinh tế, trường ĐH Vinh