I - Giới thiệu chung:

Tên Tiếng Việt: Khoa Kinh tế

Tên giao dịch quốc tế: Economics Department

Địa chỉ liên hệ: Tầng 2 nhà A0, 182 Lê Duẩn, Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An

Email: khoakinhte@vinhuni.edu.vn

Điện thoại: 0383.856.394                        Fax: 0383.855.269  

                Thành lập năm 2003 theo Quyết định Số 870/QĐ-BGH&ĐT-TCCB, ngày 24/2/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Khoa Kinh tế trường Đại học Vinh đã trải qua gần 15 năm xây dựng và trưởng thành, cung cấp một nguồn lực lớn Cử nhân và Thạc sỹ Kinh tế cho khu vực Miền Trung. Đội ngũ giảng dạy (Gồm có 02 Phó Giáo sư; 13 Tiến sỹ và 39 Thạc sỹ) đã không ngừng trau dồi năng lực chuyên môn, áp dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại của các cơ sở giáo dục nước ngoài và tạo ra môi trường học tập thu hút, phù hợp với tính chất khối ngành Kinh tế. Tính đến thời điểm hiện tại, Khoa Kinh tế, trường Đại học Vinh, đã và đang đào tạo gần 9000 sinh viên hệ chính quy, 6.500 sinh viên hệ Vừa học vừa làm, hệ từ xa và xấp xỉ 300 học viên cao học ngành Kinh tế chính trị. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, nhu cầu về nguồn lực cử nhân Kinh tế vẫn không hề suy giảm, cộng thêm tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và thành lập chính thức Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) thì cơ hội việc làm của sinh viên khối ngành Kinh tế vẫn đang rộng mở.

                Năm 2016, trường Đại học Vinh áp dụng tuyển sinh theo nhóm ngành, thí sinh đạt điểm chuẩn sẽ được vào học chung nhóm ngành, phổ điểm trúng tuyển đối với thí sinh sẽ rộng hơn. Từ đó, cơ hội trúng tuyển và được học đúng ngành của thí sinh sẽ tăng lên rất nhiều.

                Nhà trường đang xây dựng một chương trình học của sinh viên sẽ được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn I: thời gian đào tạo là 1,5 năm; giai đoạn II: thời gian đào tạo là 2,5 năm (đối với hệ đào tạo 4 năm); 3,5 năm (đối với hệ đào tạo 5 năm). Sau khi kết thúc giai đoạn I, căn cứ vào hồ sơ đăng ký xét tuyển đại học của sinh viên, Nhà trường sẽ xem xét, phân ngành học cho sinh viên để học các học phần ngành và chuyên ngành. Tuy nhiên, lúc này sinh viên có thể lựa chọn ngành học khác, tùy theo nguyện vọng của mình, hoặc có thể đăng ký học cùng một lúc 2 ngành. Đây là một lợi thế không nhỏ mà việc triển khai đào tạo theo nhóm ngành đưa lại cho sinh viên và mở rộng cơ hội việc làm. Theo thống kê cho thấy tỷ lệ sinh viên khoa Kinh tế có việc làm đạt gần 98% và đảm đương những vị trí cao trong cơ quan nhà nước, bệnh viện, trường học, ngân hàng cũng như tại nhiều doanh nghiệp.

II - Giới thiệu ngành đào tạo và cơ hội đầu ra

Ngành đào tạo

Cơ hội đầu ra

Hỗ trợ đào tạo và học tập

Tài chính ngân hàng

-   Giám đốc tài chính

-   Nhân viên ngân hàng (Giao dịch viên, nhân viên tín dụng, kế toán ngân hàng…)

-   Chuyên viên phân tích tài chính

-   Chuyên viên thẩm định giá

-   Chuyên viên tư vấn tài chính

-   Chuyên viên quan hệ khách hàng

-   Chuyên viên ở phòng tài chính của các Sở, Ban, Ngành …

-       Tư vấn và giải quyết các nội dung về đăng kí học, học bổng, miễn giảm học phí …

-       Tham quan thực tế tại các ngân hàng, doanh nghiệp

-       Giao lưu với các chuyên gia kinh tế nổi tiếng

-       Tham dự các lớp tập huấn Kỹ năng mềm (giao tiếp, thuyết trình, phỏng vấn…)

-       Tham gia hoạt động ngoại khóa do LCĐ, LCH tổ chức (dã ngoại, tổ chức sự kiện, tham gia game show, kiểm tra năng lực ngoại ngữ…)

-       Đối với sinh viên năm 3, năm 4 có cơ hội tham gia các buổi phỏng vấn thử cùng cơ hội thực tập, việc làm tại các doanh nghiệp có liên kết phỏng vấn.

Kế toán

-   Kế toán trưởng, kế toán viên tại các doanh nghiệp

-   Kế toán ngân hàng

-   Kế toán công tại cơ quan hành chính nhà nước (Sở, Tỉnh, Thành phố, Huyện, Xã…)

-   Nhân viên tại kho bạc nhà nước

-   Hành nghề Kiểm toán tại các công ty trong và ngoài nước hoặc Kiểm toán nhà nước

-   Chuyên viên tư vấn Thuế, Kế toán, phân tích Tài chính …

Quản trị kinh doanh

-  Quản lý, điều hành doanh nghiệp

-  Quản trị nhân sự

-  Tư vấn chiến lược

-  Tổ chức sự kiện, thực hiện chương trình quảng cáo

-  Dẫn chương trình

-  Nhân viên kinh doanh

-  Giám sát bán hàng

-  Chuyên gia maketing ...

Kinh tế đầu tư

- Chuyên viên thẩm định giá

- Giám đốc tài chính

- Ngân viên ngân hàng

- Thành viên/ Quản lý trong Ban quản lý dự án

- Nhân viên của tổ chức phi chính phủ

- Chuyên viên tư vấn đề đầu tư

Kinh tế nông nghiệp

- Cán bộ quản lí nhà nước các cấp liên quan đến kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn

- Các bộ thực hiện dự án quản lí, điều hành nhóm của các tổ chức phi chính phủ (NGOs)

- Quản lí hoặc nhân viên quản lí các vị trí khác nhau của doanh nghiệp, đơn vị kinh tế hoạt động sản xuất nông nghiệp, kinh doanh và chế biến nông nghiệp

- Cán bộ trong các tổ chức chính trị xã hội các cấp như Hội Phụ nữ, Nông dân; cán bộ tín dụng.

 

III – Thông tin tuyển sinh Khối ngành Kinh tế

1. Điểm nạp hồ sơ và chỉ tiêu xét tuyển Nhóm ngành 1 – Khối ngành kinh tế

Tên ngành

Mã ngành

Tổ hợp môn xét tuyển

Điểm nạp hồ sơ xét tuyển

Chỉ tiêu từng ngành

1. Kế toán

D340301

-    Toán, Lý, Hóa

-    Toán, Lý, Tiếng Anh

-    Toán, Văn, Tiếng Anh

15

230

2. Tài chính ngân hàng

D340201

150

3. Quản trị kinh doanh

D340101

150

4. Kinh tế (chuyên ngành kinh tế đầu tư)

D310101

150

5. Kinh tế nông nghiệp.

D620105

70

2. Đăng ký xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT Quốc gia

- Phiếu đăng ký xét tuyển đợt 1 (theo mẫu của Bộ Giáo dục và Đào tạo) thí sinh được đăng ký tối đa 2 ngành theo tổ hợp môn xét tuyển của Trường (ghi cả phần chữ và mã quy định tương ứng theo phụ lục kèm theo). Các nguyện vọng được xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 2.

- Một phong bì đã dán sẵn tem, ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc của thí sinh.

- Lệ phí xét tuyển: theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Nộp hồ sơ đăng kí xét tuyển theo 3 cách:

+ Cách 1: Qua đường bưu điện theo hình thức chuyển phát nhanh gửi về địa chỉ: Phòng Đào tạo, Trường Đại học Vinh (Số 182, đường Lê Duẩn, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An), điện thoại: 0383.856394, 0388.988989.

+ Cách 2: Đăng ký xét tuyển trực tuyến: Thí sinh truy cập trực tiếp vào địa chỉ trang thông tin điện tử đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng trực tuyến năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo:http://thisinh.thithptquocgia.edu.vn

+ Cách 3: Nộp trực tiếp tại Trường Đại học Vinh (qua phòng Đào tạo).

3. Thời gian và địa điểm nhận hồ sơ

3.1. Xét tuyển đợt I

- Nộp phiếu đăng ký xét tuyển đợt 1 (theo mẫu của Bộ Giáo dục và Đào tạo) từ ngày 01/8/2016 đến 17h00', ngày 12/8/2016.

- Thí sinh nộp hồ sơ trực tiếp tại Trường: Buổi sáng từ 8h00' - 11h00', buổi chiều từ 14h00' - 17h00'(cả ngày lễ và Chủ nhật).

- Thí sinh phải nộp bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi (bản gốc) để làm thủ tục nhập học đến hết ngày 19/8/2016 (tính theo dấu bưu điện nếu nộp bằng thư chuyển phát nhanh).

- Hồ sơ không đúng quy định sẽ không được xét tuyển và không trả lại.

- Trường Đại học Vinh công bố kết quả trúng tuyển trước ngày 14/8/2016.

3.2. Xét tuyển đợt II (Nếu sau khi xét tuyển đợt I, Nhà trường còn thiếu chỉ tiêu)

- Nộp phiếu đăng ký xét tuyển bổ sung đợt 1 (theo mẫu của Bộ Giáo dục và Đào tạo) từ ngày21/8/2016 đến 17h00', ngày 31/8/2016.

- Thí sinh nộp hồ sơ trực tiếp tại Trường: Buổi sáng từ 8h00' - 11h00', buổi chiều từ 14h00' - 17h00'(cả ngày lễ và Chủ nhật).

- Thí sinh phải nộp bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi (bản gốc) để làm thủ tục nhập học đến hết ngày 9/9/2016 (tính theo dấu bưu điện nếu nộp bằng thư chuyển phát nhanh).

- Hồ sơ không đúng quy định sẽ không được xét tuyển và không trả lại.

- Trường Đại học Vinh công bố kết quả trúng tuyển trước ngày 4/9/2016.

4. Nguyên tắc xét tuyển vào nhóm ngành

Trên cơ sở đăng ký xét tuyển của thí sinh và điểm chuẩn xét tuyển đối với các tổ hợp môn của nhóm ngành, Hội đồng tuyển sinh Nhà trường xét tuyển thứ tự theo tổng điểm (kể cả điểm khu vực và điểm ưu tiên nếu có) từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu của nhóm ngành.

Mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai nhóm đối tượng kế tiếp là 1,0 (một điểm), giữa hai khu vực kế tiếp là 0,5 (nửa điểm).