I. Ngành Quản trị Kinh
doanh- những điều cần biết?
Ngành
Quản trị Kinh Doanh liên quan đến nhiều lĩnh vực:
- Tài chính/
Kinh tế: làm
sao để tối đa lợi nhuận, giảm tổn thất và xoay vốn
- Nhân sự: quản lý con người một
cách hiệu quả, tuyển dụng và sa thải đúng người, đúng chỗ
- Marketing: xâm nhập thị trường,
buôn bán mặt hàng phù hợp với đối tượng, đo lường được thị trường với đối
thủ cạnh tranh.
- Quản lý sản
xuất: tối
ưu hóa vai trò kinh doanh và tạo thành một quy trình hiệu quả
- Hệ thống
thông tin: dữ
liệu vô cùng quan trọng trong kinh doanh, người làm dữ liệu cần biết cách
quản lý, tối ưu hóa và áp dụng công nghệ trong kinh doanh.
Phù
hợp với mọi loại tính cách
Khi chọn ngành mình theo đuổi, hầu hết các bạn học sinh
THPT đều luôn muốn chọn ngành phù hợp với tính cách của bản thân mình để dễ
dàng tạo ra đam mê khi làm việc. Sẽ có một số ngành phù hợp với một số tính
cách đặc trưng như kế toán thì phù hợp với người cẩn thận, tỉ mỉ, chu đáo hay
những bạn làm marketing thì cần phải sáng tạo và thích đổi mới …
Bởi vì ngành Quản trị Kinh Doanh bao hàm nhiều lĩnh vực
nên tính cách của người làm quản trị kinh doanh cũng rất đa dạng, cụ thể là:
- Nếu
bạn yêu thích những quy trình, nguyên tắc thì hãy làm việc ở bộ phận
Logistic. Tại đây, bạn cần lên kế hoạch để quản lý hàng hóa, sản phẩm và
vận chuyển chúng tới những nơi cần thiết.
- Nếu
bạn yêu thích việc giao tiếp với con người thì khi làm ở bộ phận nhân sự,
bạn sẽ phát triển được các tố chất trong bạn.
- Còn
nếu bạn thích sự liều lĩnh, có thể chấp nhận rủi ro thì bộ phận kế hoạch/
Phát triển sẽ phù hợp với bạn. Hãy lên chiến lược kinh doanh để thu về
doanh thu cao nhất cho tổ chức!
Mục
tiêu đào tạo của ngành QTKD:
Cung cấp cho người học những
kiến thức cơ bản về quản trị hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh doanh
trong điều kiện thị trường. Sinh
viên sẽ được trang bị kiến thức về cách thức thực hiện các chức năng quản lý
như lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra và đánh giá trong thực
tiễn quản lý hoạt động kinh doanh nói chung cũng như quản trị các lĩnh vực hoạt
động khác nhau của một tổ chức kinh doanh. Rèn luyện cho người học các tố chất
cần có của một doanh nhân như: khả năng nhận định tình huống, khả năng xây dựng
và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh, khả năng ra quyết định để giải
quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn kinh doanh cùng với các kỹ năng giao
tiếp, đàm phán và quan hệ với công chúng trong tất cả các hoạt động, đặc biệt
trong quan hệ với đối tác kinh doanh.