TRƯỜNG  ĐẠI HỌC VINH

KHOA KINH TẾ

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KHOA KINH TẾ

GIAI ĐOẠN 2018- 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

 

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC

1. Chức năng, nhiệm vụ của Khoa Kinh tế.

Khoa Kinh tế - Trường Đại học Vinh được thành lập vào năm 2003, là kết quả của quá trình đa ngành hóa của Trường.  Hiện nay, Khoa 57 giảng viên, trong đó có 01 PGS, 22 Tiến sĩ, .

Khoa đảm nhận các nhiệm vụ sau:

- Đào tạo nguồn nhân lực ở các trình độ: Cử nhân khối ngành Kinh tế, cử nhân chất lượng cao ngành Quản trị kinh doanh, Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế, chuyên ngành Kinh tế chính trị, Tiến sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế.

- Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế-xã hội, các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế ở khu vực Bắc Miền Trung và cả nước.

- Cung cấp các dịch vụ tư vấn và bồi dưỡng nhằm cập nhật và nâng cao kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp cho các nhà doanh nghiệp hoặc cán bộ quản lý  các tổ chức kinh tế-xã hội và các địa phương.

1.2. Căn cứ xây dựng chiến lược

- Điều lệ Trường Đại học ban hành theo quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ;

- Căn cứ tình hình phát triển kinh tế - xã hội của vùng và địa phương;

- Chiến lược phát triển Trường Đại học Vinh giai đoạn 2015 – 2020, tầm nhìn đến năm 2025

- Chiến lược phát triển Trường Đại học Vinh giai đoạn 2018- 2020, tầm nhìn 2025

1.3. Đánh giá hiện trạng của Khoa

1.3.1. Điểm mạnh

- Đội ngũ cán bộ giảng dạy có kinh nghiệm trong giảng dạy và NCKH, đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, thích ứng nhanh, và tâm huyết với nghề nghiệp, với sinh viên.

- Đội ngũ giảng viên có năng lực chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, năng động và sáng tạo, có khả năng nhanh chóng hội nhập với khu vực và quốc tế. Có nhiều giảng viên giỏi đủ năng lực tư vấn, điều hành các dự án hợp tác  với các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài.

- Có chương trình đào tạo chất lượng cao ngành Quản trị kinh doanh đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.

- Đào tạo sau đại học chuyên ngành Quản lý kinh tế, Kinh tế chính trị đang được xã hội quan tâm lớn.

-  Sinh viên được trang bị nhiều kỹ năng mềm, mang tính đặc trưng cao của ngành đào tạo, khả năng tìm được việc làm thích hợp sau khi tốt nghiệp cao

1.3.2. Điểm yếu

- Đội ngũ nhân lực, đặc biệt là nhân lực khoa học đầu ngành có chức danh học hàm, học vị cao còn thiếu.

- Khoa cũng chưa tạo ra được nhiều mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế ở địa phương cũng như ở các tỉnh khác.

- Chưa có các kênh liên kết chính thức giữa các cựu sinh viên sau khi ra trường.

- Nguồn học liệu, và tài liệu giáo trình liên quan đến chương trình đào tạo của Khoa chưa phong phú.

- Chưa hình thành được các nhóm nghiên cứu mạnh trong Khoa.

1.3.3. Cơ hội

- Hội nhập quốc tế tạo thời cơ để Khoa thực hiện các chương trình nghiên cứu, liên kết đào tạo quốc tế để tiếp cận với các chương trình đào tạo, nghiên cứu tiên tiến và có cơ hội giao lưu hợp tác các chương trình đào tạo quốc tế mạnh mẽ.

- Nhu cầu xã hội về đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao Khối ngành Kinh tế, đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ ngày càng cao.

- Phong trao khởi nghiệp đang phát triển mạnh mẽ  xu hướng thị trường quan tâm nhiều đến ngành Kinh tế.

- Xu hướng thị trường phát triển nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh của khu vực Bắc Trung Bộ ngày càng cao.

1.3.4. Thách thức

- Hội nhập quốc tế trong giáo dục, đào tạo sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh về chất lượng đào tạo, nguồn tuyển sinh, giảng viên trình độ cao.

- Cạnh tranh gay gắt giữa các trường đào tạo kinh tế trong nước.

- Áp lực về nguồn tuyển sinh ngày càng lớn.

II. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KHOA KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2020 - 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

2.1. Tầm nhìn đến năm 2030

Đến năm 2025, phấn đấu xây dựng Khoa Kinh tế  trở thành Trường Đại học Kinh tế, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và cung ứng dịch vụ về lĩnh vực kinh doanh và quản lý kinh tế có chất lượng, uy tín.

Xây dựng và khẳng định thương hiệu của Khoa Kinh tế, Đại học Vinh

trong khu vực và cả nước

2.2. Mục tiêu phát triển giai đoạn 2020-2025

          * Mục tiêu tổng quát:

- Phát triển đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đản bảo phẩm chất và năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ thực hiện đổi mới ngày cang nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo,nghiên cứu khoa học của Khoa.

- Phát triển đào tạo theo định hướng ứng dụng

* Mục tiêu chiến lược

- Xây dựng thương hiệu

Ưu tiên 1. Nâng cao chất lượng đào tạo

Giải pháp:

+  Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tiếp cận CDIO.

+ Kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy phù hợp với khối ngành Kinh tế

+ Liên kết cộng đồng doanh nghiệp, cựu sinh viên, các chuyên gia hỗ trợ

- Phát triển đội ngũ

Uư tiên 1:  Đảm bảo và nâng cao chất lượng giảng viên 

Giải pháp:

+ Trao đổi giảng viên  với các trường đại học trong và ngoài  nước

+ Thành lập các nhóm tư vấn cải tiến chương trình (các giảng viên và cộng đồng doanh nghiệp và cựu sinh viên)

- Thu hút nguồn lực

Ưu tiên 1: Tăng nguồn thu cho Khoa

Giải pháp:

+ Liên kết đào tạo và cung ứng nhân lực cho doanh nghiệp

+ Liên kết cơ quan quản lý nhà nước để   thực  hiện các dự án, đề án, tập huấn

+ Liên kết cựu sinh viên tìm các nguồn hỗ trợ

+ Triển khai thành lập một đội ngũ tư vấn doanh nghiệp           

2.3. Các giải pháp thực hiện

2.3.1. Xây dựng, phát triển đội ngũ

- Tăng cường cử cán bộ đi học các khóa đào tạo ngắn hạn và dài hạn trong và ngoài nước.

- Hợp tác với các nhà khoa học hàng đầu trong nước và quốc tế, các nhà hoạt động thực tiễn, các nhà  doanh nghiệp thành công tham gia giảng dạy và phối hợp nghiên cứu, hội thảo, chuyển giao khoa học-công nghệ.

- Tăng cường sự hợp tác, tạo môi trường làm việc thân thiện trong Khoa.

2.3.2. Giải pháp về tổ chức đào tạo

- Phát triển chương trình đào tạo tiếp cận CDIO, cố gắng đáp ứng kịp thời đối với giảng dạy chất lượng cao (giảng dạy đáp ứng nhu cầu xã hội, liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp).

- Tập trung đào tạo kỹ năng mềm, kỹ năng thực hành chuyên sâu cho sinh viên.

- Nâng cao chất lượng đào tạo, chú trọng các hướng nghiên cứu mới phát huy thế mạnh đào tạo sau đại học tại địa phương.

- Tăng cường hợp tác, liên kết dưới nhiều hình thức và hoạt động đào tạo với các bộ môn của các tổ chức, các cơ sở đào tạo khác trong và ngoài nước.

2.3.3. Giải pháp về hợp tác và nghiên cứu khoa học

- Xây dựng các định hướng và nhóm nghiên cứu khoa học xuất phát từ thực tiễn nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế , phát triển cộng đồng doanh nghiệp, của các địa phương, của nền kinh tế quốc dân

- Đề xuất và thực hiện các hợp đồng nghiên cứu và chuyển giao với các doanh nghiệp, các địa phương, các bộ ngành hoặc gắn với đổi mới nội dung chương trình đào tạo và hợp tác quốc tế. Tập trung nghiên cứu hỗ trợ phát triển các huyện miền núi Nghệ An.

- Gắn triển khai các dự án nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ với đào tạo và bồi dưỡng kiến thức nhằm tăng cường năng lực quản lý kinh tế cho các doanh nghiệp và các địa phương. 

- Xây dựng hồ sơ khoa học cho tất cả các giảng viên trên website để cung cấp các kết quả nghiên cứu khoa học ở file điện tử làm tài liệu tham khảo cho giảng viên và sinh viên toàn trường.

- Tổ chức các cuộc hội thảo các cấp: khoa, trường, quốc gia, quốc tế để giảng viên, sinh viên có dịp trao đổi, học tập các chuyên gia kinh tế nổi tiếng Việt Nam và thế giới.

- Triển khai thành lập một đội ngũ tư vấn doanh nghiệp về các nội dung quản lý nhân sự, tài chính, kế toán.

                                                            Nghệ An, ngày 26/6/2018                             

KHOA KINH TẾ

                                                                      TRƯỞNG KHOA

 

 

 

 

                                                                 TS. Nguyễn Thị Thu Cúc