Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã quy định địa vị pháp lý của Kiểm toán nhà nước (KTNN): “Kiểm toán nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công”. Ngày 24/6/2015 Luật kiểm toán nhà nước được ban hành theo Luật số 81/2015/QH13 ngày 24/6/2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2016. Luật kiểm toán nhà nước 2015 có những điểm mới cần lưu ý như sau:


Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã quy định địa vị pháp lý của Kiểm toán nhà nước (KTNN): “Kiểm toán nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công”. Ngày 24/6/2015 Luật kiểm toán nhà nước được ban hành theo Luật số 81/2015/QH13 ngày 24/6/2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2016. Luật kiểm toán nhà nước 2015 có những điểm mới cần lưu ý như sau:

-        Luật KTNN 2015 cụ thể hóa nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định của Hiến pháp, Luật quy định đối tượng được kiểm toán là việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các hoạt động liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của các đơn vị được kiểm toán; quy định rõ nội dung tài chính công, tài sản công thuộc phạm vi kiểm toán của KTNN.

-        Luật KTNN 2015 thay thế “Đơn vị sự nghiệp được NSNN bảo đảm một phần hoặc toàn bộ kinh phí” bằng đơn vị sự nghiệp công lập. Như vậy, theo Luật KTNN 2015 tất cả các đơn vị sự nghiệp công lập không phân biệt có đảm bảo kinh phí hoạt động hay không đều là đơn vị được kiểm toán.

-        Luật KTNN 2015 đã thay thế: “Doanh nghiệp nhà nước” bằng doanh nghiệp có quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước. Đối với doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 50% vốn điều lệ trở xuống, tổng KTNN quyết định lựa chọn mục tiêu, tiêu chí, nội dung và phương pháp kiểm toán phù hợp.

-        Tăng thêm nhiệm vụ của kiểm toán nhà nước: KTNN quyết định kế hoạch kiểm toán hằng năm và trước khi thực hiện chỉ báo cáo với quốc hội, thay vì cả với Chính phủ như trước đây; tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán hằng năm và thực hiện nhiệm vụ kiểm toán theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; KTNN xem xét, quyết định kiểm toán khi có đề nghị của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu của Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân,  Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan, tổ chức không có trong kế hoạch kiểm toán năm của KTNN./.

GV. Đặng Thúy Anh – Bộ môn Kế toán